Cơ cấu tổ chức

23 tháng 10, 2019
Theo quyết định số 551/TCLĐ, ngày 24/08/1995 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng được thành lập.

Hiện nay, khoa có 06 Bộ môn (Thực vật rừng, Động vật rừng, Bảo vệ thực vật rừng, Quản lý môi trường, Kỹ thuật môi trường, Hóa học) và 02 Trung tâm (Trung tâm Phân tích môi trường & Ứng dụng công nghệ địa không gian, Trung tâm Đa dạng sinh học & Quản lý rừng bền vững). Tổng số CBVC, LĐHĐ của đơn vị là 68 người; Trong đó: 2 GS.TS, 9 PGS.TS, 28 Tiến sỹ, 32 Thạc sỹ, 7 Kỹ sư và Cử nhân, 2 Kỹ thuật viên.

 

1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị:

PGS. TS. Phùng Văn Khoa

Chủ nhiệm khoa

PGS. TS. Nguyễn Hải Hoà

Phó Chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật môi trường

PGS. TS. Lê Bảo Thanh

Phó chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng

TS. Lưu Quang Vinh

Chủ nhiệm Bộ môn Động vật rừng

TS. Vương Duy Hưng

Chủ nhiệm Bộ môn Thực vật rừng

PGS.TS. Bùi Xuân Dũng

Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý Môi trường

TS. Vũ Huy Định

Chủ nhiệm Bộ môn Hóa học

TS. Nguyễn Đắc Mạnh

Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững

Ths. Bùi Văn Năng

Giám đốc Trung tâm phân tích Môi trường & Ứng dụng công nghệ địa không gian

PGS.TS. Phùng Văn Khoa - Chủ nhiệm khoa

PGS. TS. Nguyễn Hải Hoà - Phó Chủ nhiệm khoa

PGS. TS. Lê Bảo Thanh - Phó chủ nhiệm khoa

2. Lĩnh vực hoạt động chính

Đào tạo Đại học: ngành Quản lý tài nguyên rừng (7620211), Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiên tiến - 7908532A, Chương trình chuẩn - 7908532), Khoa học môi trường (7440301), Bảo vệ thực vật (7620112), Quản lý tài nguyên & Môi trường (7850101), Du lịch sinh thái (7850104); Đào tạo Cao học: Quản lý tài nguyên rừng (8620211), Khoa học môi trường (8440301); Đào tạo Tiến sỹ: Quản lý tài nguyên rừng (9620211).

Nghiên cứu khoa học: Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen sinh vật, lâm sản ngoài gỗ, nhân nuôi và cứu hộ động vật hoang dã, quản lý tài nguyên thực vật, quản lý môi trường, quản lý lưu vực, phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai, chỉ trả dịch vụ môi trường, bảo vệ thực vật, quản lý và quy hoạch Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên... Các công trình tiêu biểu đã hoàn thành: Dự án "Tăng cường công tác quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (Spam)", dự án "Từ giảng đường tới làng bản: Xây dựng năng lực đào tạo về giáo dục môi trường đối với cộng đồng nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam" (Giáo dục bảo tồn); Tham gia có hiệu quả vào Dự án Hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (SDC), Chương trình Nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP), Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ (IUCN tài trợ), Dự án ASEAN-Link...

Hợp tác Quốc tế: Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường đã tích cực hợp tác với các quốc gia, các viện, trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo nhằm nhanh chóng tiếp cận với chuẩn mực khoa học và công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Khoa có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức về lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn trên thế giới, như: Đại học Tổng hợp Bang Colorado - Hoa Kỳ (CSU), Đại học Tổng hợp kỹ thuật Dresden - Cộng hòa Liên bang Đức, Đại học Tổng hợp Leiden - Hà Lan, Đại học Quốc gia Úc, Đại học Quốc gia Philippines, Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh - Trung Quốc... và các Tổ chức WWF, ENV, IUCN, FFI, JICA...

3. Cơ sở vật chất của đơn vị

Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian hiện có 08 phòng thí nghiệm. Các phòng thí nghiệm và thực hành về cơ bản được trang bị đủ về chủng loại, số lượng thiết bị đáp ứng được yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án. Trung tâm là địa chỉ thu hút ngày càng nhiều cán bộ giảng dạy, sinh viên trong trường tìm đến để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp... nhiều đề tài NCKH của sinh viên đạt giải cao đều đã sử dụng trang thiết bị tại Trung tâm để nghiên cứu.

Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững với cơ sở vật chất khang trang, là nơi trưng bày và giới thiệu mẫu vật bảo tồn bảo tàng sinh học, hỗ trợ sinh viên học tập, thực hành thực tập và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên.

 

 

4. Định hướng phát triển của khoa giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Tập trung làm tốt công tác tổ chức, bồi dưỡng cán bộ thông qua sự chỉ đạo của Chi bộ và Ban Chủ nhiệm khoa. Có kế hoạch xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng cán bộ thích hợp với điều kiện mới, tạo môi trường làm việc thuận lợi để phát huy sức sáng tạo của cán bộ viên chức.

Mở rộng quy mô đào tạo, tập trung mọi nguồn lực, cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nhu cầu xã hội ngày càng cao, hàng năm thu hút từ 1500 - 2000 sinh viên. Trước mắt, trong năm 2015 sẽ đưa vào vận hành đào tạo 2 chương trình bậc đại học: Ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường, chương trình chất lượng cao đào tạo về Quản lý tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì đào tạo một số ngành học trọng điểm và truyền thống như: đào tạo nghiệp vụ kiểm lâm, quản lý Vườn quốc gia và Khu bảo tồn, quản lý du lịch sinh thái, dich vụ môi trường rừng…

Củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học. Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực ở trong nước và các tổ chức đào tạo, khoa học quốc tế để đào tạo giảng viên và sinh viên. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trọng điểm, thế mạnh của khoa hiện nay.

Tập trung chỉ đạo, quản lý và vận hành có hiệu quả Trung tâm phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian theo hướng xây dựng bộ phận hóa phân tích môi trường thành Phòng thí nghiệm trọng điểm về phân tích môi trường và công nghệ địa không gian. Xây dựng và phát triển Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế về các lĩnh vực chuyên môn của khoa.


Chia sẻ