KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ NHẬP HỌC TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN KHÓA 66 HỆ CHÍNH QUY

4 tháng 8, 2021

Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức nhập học trực tuyến cho sinh viên hệ chính quy khóa 66 năm 2021 theo Thông báo số 1263/TB-ĐHLN-ĐT ngày 22/7/2021 và chỉ đạo của Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh về Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy. Thời gian nhập học chính thức từ ngày 05 tháng 8 năm 2021 và được chia thành 5 đợt, cụ thể như sau:

  • Đợt 1: Nhập học từ 8h00 ngày 05 tháng 8 năm 2021;
  • Đợt 2: Nhập học từ 8h00 ngày 21 tháng 8 năm 2021;
  • Đợt 3: Nhập học từ 8h00 ngày 04 tháng 9 năm 2021;
  • Đợt 4: Nhập học từ 8h00 ngày 18 tháng 9 năm 2021;
  • Đợt 5: Nhập học từ 8h00 ngày 25 tháng 9 năm 2021;

Việc nhập học trực tiếp sẽ được Hội đồng tuyển sinh quyết định căn cứ vào diễn biến dịch bệnh Covid-19, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội.

Nhằm hỗ trợ nhập học cho sinh viên, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường (QLTNR&MT) thành lập tổ tư vấn gồm các thành viên sau:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Email

1

PGS.TS. Phùng Văn Khoa

Trưởng Khoa

0352191968

khoapv@vnuf.edu.vn

2

PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa

Phó Trưởng Khoa

0977689948

hoanh@vnuf.edu.vn

3

PGS.TS. Lê Bảo Thanh

Phó Trưởng Khoa

0912387359

lethanhfuv@gmail.com

4

PGS.TS. Bùi Xuân Dũng

Trưởng Bộ môn Quản lý môi trường - Cố vấn học tập K66 Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiên tiến)

0904628003

buixuandungfuv@gmail.com

5

PGS.TS. Lưu Quang Vinh

Trưởng Bộ môn Động vật rừng

0912862350

vinhlq@vnuf.edu.vn

6

TS. Vương Duy Hưng

Trưởng Bộ môn Thực vật rừng

0813803972

duyhungfuv@gmail.com

7

TS. Nguyễn Đắc Mạnh

Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững

0912977442

manhfuv@gmail.com

8

Ths. Trần Thị Thanh Thủy

Trưởng Công đoàn Khoa - Cố vấn học tập K66  Quản lý tài nguyên và môi trường

0982723402

thuyttt@vnuf.edu.vn

9

Ths. Bùi Văn Năng

Giám đốc Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian - Cố vấn học tập K66 Khoa học môi trường

0906012375

nangfuv@yahoo.com.vn

10

TS. Kiều Thị Dương

Cố vấn học tập K66 Quản lý tài nguyên rừng

0914673588/

0981959093

duongkt@vnuf.edu.vn

11

Ths. Bùi Xuân Trường

Cố vấn học tập K66 Bảo vệ thực vật

0905041102

truongfuv88@gmail.com

12

Ths. Tạ Tuyết Nga

Cố vấn học tập K66 Du lịch sinh thái

0975276879

tuyetnga.kieu@gmail.com

13

Ths. Lê Phú Tuấn

Giảng viên Bộ môn Kỹ thuật môi trường

0987948261

quangngaiquetoi08@gmail.com

14

Ths. Đặng Đình Chất

Trợ lý Khoa

0347001988

chatdd@vnuf.edu.vn

15

CN. Đào Thanh Nga

Trợ lý Khoa

0982350988

daothanhngahado@gmail.com

Sinh viên nhập học trực tuyến theo hướng dẫn của Nhà trường đã được đăng tải trên website theo địa chỉ: https://vnuf.edu.vn/truong-dai-hoc-lam-nghiep-huong-dan-sinh-vien-nhap-hoc-truc-tuyen.html. Trường Đại học Lâm nghiệp sử dụng chức năng Google Meet của Google để triển khai các hoạt động tư vấn trước khi nhập học và tổ chức nhập học trực tuyến cho sinh viên. Vì vậy, sinh viên phải có tài khoản google trước khi nhập học. Các bước và thủ tục nhập học cụ thể như sau:

BƯỚC 1. Đăng nhập tài khoản Google

Sinh viên đăng nhập tài khoản Gmail để sử dụng chức năng Google meet của Google trong hòm thư Gmail.

BƯỚC 2. Tương tác với Nhà trường/Tổ hỗ trợ của Khoa để được tư vấn trực tuyến

Ở bước này, sinh viên sẽ tương tác với cán bộ của Trường Đại học lâm nghiệp để trao đổi và giải quyết tất cả các vấn đề còn băn khoăn liên quan đến hình thức nhập học, quá trình tổ chức đào tạo, các chế độ chính sách, học phí, học bổng và các vấn đề khác.

Đối với sinh viên nhập học các ngành của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường có thể liên hệ trực tiếp với các thầy cô tư vấn hỗ trợ, đặc biệt là các thầy cô dự kiến cố vấn học tập các lớp.

2.1. Địa chỉ truy cập phòng tư vấn trực tuyến

http://tuyensinh.vnuf.edu.vn/nh

Ở ngày nhập học chính thức, sinh viên căn cứ ngành học đã trúng tuyển được ghi trong Giấy báo nhập học để lựa chọn địa chỉ truy cập vào phòng nhập học tương ứng. Đối với sinh viên nhập học các ngành của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường đăng nhập vào địa chỉ: http://tuyensinh.vnuf.edu.vn/nh/p4 (Trường hợp dùng Google Meet sử dụng mã: win-fvvb-nbv).

Nếu dùng App Google Meet, thì thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Mở App Google Meet (Nếu chưa có thì cài đặt App Store hoặc Google Play)

Bước 2: Chọn mục "Join with a code"

Bước 3: Nhập mã được cung cấp ở Giấy báo nhập học (hoặc dùng mã dwp-puip-aok)

Bước 4: Nhấn "Join" để vào phòng nhập học

2.2. Thời gian tư vấn

– Từ ngày 5/8/2021 đến hết giai đoạn tuyển sinh năm 2021.

– Thời gian tư vấn:

     + Buổi sáng từ 7h30-11h30;

     + Buổi chiều từ 14h00 đến 17h00;

     + Buổi tối: từ 19h00 đến 21h00.

BƯỚC 3Nhập học trực tuyến

3.1. Ngày nhập học chính thức: 8h00 ngày 05/8/2021  

3.2. Thời gian nhập học

  • Buổi sáng từ 7h30 – 12h00;
  • Buổi chiều từ 13h30 – 17h00.

3.3. Các giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị trước khi nhập học

Đây là các giấy tờ cần thiết cán bộ tuyển sinh của Nhà trường sẽ yêu cầu sinh viên phải trình diện trong quá trình nhập học bao gồm:

  1. Giấy báo nhập học.
  2. Bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời): Bản chính và 01 bản photo công chứng.
  3. Học bạ THPT: Bản chính và 01 bản photo công chứng.
  4. Giấy chứng nhận điểm thi THPT năm 2021 (bản chính).
  5. Bản sao giấy khai sinh.
  6. Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Đảng (nếu có) theo quy định.
  7. Các giấy tờ xác nhận thuộc đối tượng ưu tiên miễn, giảm học phí; trợ cấp xã hội…
  8. Hồ sơ đăng ký tạm trú, 04 bản sao Thẻ CCCD/Giấy CMND, 04 ảnh cỡ 3x4cm.
  9. Thủ tục di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (với nam giới).

3.4. Nhập học trực tuyến

Sau khi sinh viên truy cập vào phòng nhập học trực tuyến, quá trình nhập học sẽ được triển khai theo các bước sau:

– Bước 1: Trình diện và cung cấp các thông tin về hồ sơ nhập học theo yêu cầu của cán bộ tuyển sinh.

– Bước 2: Trao đổi trực tuyến với cán bộ tuyển sinh và cố vấn học tập các thông tin liên quan đến Nhà trường, ngành học và quá trình học tập.

– Bước 3: Sau khi hoàn thiện thủ tục nhập học trực tuyến, sinh viên nộp hồ sơ và chuyển tiền nhập học về Nhà trường, cụ thể như sau:

+ Địa chỉ gửi hồ sơ nhập học:

Sinh viên gửi hồ sơ nhập học (theo yêu cầu ghi trong Giấy báo nhập học) về địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.

   + Chuyển khoản tiền nhập học vào số tài khoản của Nhà trường:

Tài khoản: 114 0000 36051

  • Tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Thăng Long
  • Chủ tài khoản: Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nội dung chuyển khoản: Họ và tên thí sinh, Số CCCD, Tiền nhập học K66

Ghi chú: Sinh viên gửi Hồ sơ nhập học, tiền nhập học về Trường Đại học Lâm nghiệp chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhập học ghi trong giấy báo nhập học.

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

NĂM HỌC 2021 – 2022

Để phù hợp với thực tiễn của xã hội, trong năm học 2021 - 2022, Khoa QLTNR&MT đào tạo 5 chuyên ngành ở bậc đại học, 03 chuyên ngành ở bậc thạc sỹ và 01 chuyên ngành ở bậc tiến sỹ:

          I. Bậc Đại học:

1. Ngành Quản lý tài nguyên rừng

1.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư Quản lý tài nguyên Rừng với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Quy hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học rừng;

- Điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh hại rừng, phòng chống lửa rừng, thiết kế và tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại và lửa rừng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện giải pháp, biện pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng, quản lý lưu vực, quản lý rừng và môi trường.

1.2. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Là ngành đào tạo có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ hội việc làm tốt cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừng.

1.3. Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp

- Cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Cục kiểm lâm, Chi cục kiểm lâm, Vụ bảo tồn, Hạt kiểm lâm,…;

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp;

- Các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ có hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên như Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), WWF, ENV, BirdLife, IUCN, SNV, FFI,…

- Các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Cơ sở đào tạo về quản lý tài nguyên thiên nhiên.

2. Ngành Du lịch sinh thái

2.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân thực hành thuộc lĩnh vực Du lịch sinh thái có phẩm chất, có kiến thức và kỹ năng thực hiện, quản lý, điều hành và giám sát nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái và các đơn vị dịch vụ; tham gia điều hành và thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch kinh doanh du lịch sinh thái của doanh nghiệp.

2.2. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch sinh thái lớn trong những năm tới.

2.3. Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp

- Quy hoạch, thiết kế, tổ chức và điều hành các tour du lịch sinh thái trong nước và Quốc tế;

- Quản lý du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Công viên địa chất, Khu dự trữ sinh quyển và các tập đoàn du lịch trong và nước ngoài; Hướng dẫn viên du lịch sinh thái;

- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về du lịch.

3. Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

3.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân về lĩnh vực Quản lý tài nguyên và Môi trường với các mục tiêu là trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cốt lõi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kiến thức nền tảng về quản lý tài nguyên và môi trường.

3.2. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Là ngành có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường rất lớn.

3.3. Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp

- Công tác tại các viện, các cơ quan quản lý kinh tế và khoa học từ cấp Trung ương đến địa phương, gồm các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên, Sở tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thành, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, giảng dạy tại các Trường Đại học và cao đẳng;

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường;

- Các tổ chức phi chính phủ, dự án nước ngoài như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI,…

4. Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình tiên tiến, đào tạo bằng tiếng Anh)

4.1. Mục tiêu đào tạo

Đây là chương trình đào tạo được nhập khẩu từ Mỹ, chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với mục tiêu đào kỹ sư thuộc lĩnh vực Quản lý tài nguyên thiên nhiên có các kiến thức cốt lõi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kiến thức nền tảng về khoa học quản lý tài nguyên thiên nhiên.

4.2. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Là ngành đào tạo có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ hội việc làm tốt cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên có sử dụng tiếng Anh.

4.3. Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp

- Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương: Bộ TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&CN, Cục Bảo tồn ĐDSH, Cục Kiểm lâm, Phòng TN&MT,…

- Cơ quan quản lý rừng đặc dụng, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,…;

- Các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Cơ sở đào tạo về quản lý tài nguyên thiên nhiên;

- Các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ có hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên như Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), WWF, ENV, BirdLife, IUCN, SNV, FFI,…

5. Ngành Khoa học môi trường

5.1. Mục tiêu đào tạo

 Đào tạo cử nhân Khoa học Môi trường.

5.2. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Là ngành có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Khoa học Môi trường rất lớn.

5.3. Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp

- Cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường các cấp;

- Cảnh sát môi trường, quản lý thị trường;

- Các nhà quản lý môi trường, xử lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tập đoàn kinh tế, các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm làng nghề,…

- Cán bộ nghiên cứu tại các Viện, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn môi trường, thiết kế và xử lý ô nhiễm môi trường Cán bộ chuyên môn tại các Trung tâm quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường.

           II. Bậc đạo tạo Thạc sỹ

Khoa QLTNR&MT đào tạo 3 ngành:

- Ngành Quản lý tài nguyên rừng

- Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

- Ngành Khoa học môi trường

         III. Bậc đào tạo Tiến sỹ

Khoa QLTNR&MT đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng.

 

CƠ HỘI VIỆC LÀM, HỌC BỔNG VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHI LÀ

SINH VIÊN CỦA KHOA QLTNR&MT

1. CƠ HỘI THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chủ trương của Khoa QLTNR&MT là hết năm thứ 2, sinh viên được khuyến khích tham gia NCKH;

Lợi ích của việc tham gia NCKH:

  1. Nâng cao kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tự nâng cao chuyên môn, kỹ năng tự học và tìm hiểu các nguồn tài liệu, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng thuyết trình trước đám đông.
  2. Kết quả NCKH sẽ được gửi đi tham dự các kỳ thi SV NCKH (Khoa, Trường, cấp Bộ GD&ĐT, cấp quốc gia, cấp quốc tế), cơ hội nhận được các giải thưởng cao quý;
  3. Kết quả NCKH sẽ được nâng cấp và chuyển thành Khoá luận tốt nghiệp
  4. Giới thiệu tham gia các tổ chức trong nước và quốc tế với lĩnh vực phù hợp
  5. Được làm việc với người thầy cô có tâm huyết, có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực quan tâm
  6. Cơ hội được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp;

2. CƠ HỘI ĐƯỢC ĐÀO TẠO, NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH, CHUYÊN MÔN

  1. Các chương trình đào tạo thường xuyên được rà soát để phù hợp với nhu cầu của xã hội, với thời lượng 50% số giờ dành cho thực hành, làm bài tập; học kỳ doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế (Là một trong các hình thức của học phần thực tập trải nghiệm - liên tục triển khai với thời gian trung bình từ 01 đến 04 tháng tùy theo doanh nghiệp và ngành nghề đào tạo- ngành Du lịch ST – triển khai "Học kỳ doanh nghiệp" với đối tác là các KBT, VQG,... Tùy theo ngành học, năng lực và nguyện vọng, sinh viên được training bởi quản lý các bộ phận và được phân công làm việc cùng nhân viên chính thức; đồng thời được xét miễn trừ các môn học tương đương để đảm bảo thời gian học tập. Thông qua hình thức này, các bạn không chỉ phát triển được kỹ năng mà còn tích lũy được kinh nghiệm làm việc thực tế)
  2. Khoa sẽ mở các lớp kỹ năng mềm: cách chuẩn bị một báo cáo ppt, cách thuyết trình một báo cáo, các tìm kiếm và trích dẫn nguồn tài liệu
  3. Làm khoá luận tốt và bảo vệ tốt nghiệp:

3. CƠ HỘI NHẬN HỌC BỔNG

Cơ hội nhận HB theo CT của Nhà trường và các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, là sinh viên của Khoa QLTNR&MT, sinh viên còn có các cơ hội nhận được các nguồn học bổng sau:

  1. Học bổng GS. Lee Macdonald (có tổng giá trị HB 70- 100 triệu/năm) dành cho các sinh viên chương trình tiên tiến; và các ngành đào tạo khác thuộc Khoa QLTNR&MT;
  2. Học bổng của ông Nguyễn Văn Nhuận, cựu sinh viên của Khoa K46- Làm việc cho tổ tổ chức giám sát buôn bán động thực vật hoang dã, với tổng trị giá học bổng hàng năm là 30 triệu đồng cho sinh viên ngành QLTNR& Du lịch sinh thái.
  3. Chương trình HB quốc tể trường ĐH NN& CN Tokyo, Nhật Bản: chương trình trao đổi sinh viên hàng năm dành cho sinh viên ngành QLTN&MT, KHMT, có trị giá HB từ 10,000- 15,000 USD/năm
  4. Chương trình trao đổi sinh viên với Trường SLU của Thuỷ Điển (ĐH Khoa học nông lâm nghiệp, Thuỷ Điển)- Theo chương trình hợp tác hàng năm, 3 sinh viên + 1 cán bộ giảng viên
  5. Ngoài ra, HB từ thầy PGS.TS. Phùng Văn Khoa cấp HB cho sinh viên năm thứ 3 (có kết quả khá, giỏi) sinh viên có cơ hội làm việc cho thầy- Được chi trả toàn bộ học phí Đại học/thạc sỹ + hỗ trợ học bổng từ công ty KHCN&QLR BV (lương khởi điểm là 7 triệu đồng/tháng), ký ít nhất 5 năm hợp đồng
  6. Ngoài ra, còn có các HB tiềm năng từ các thầy cô có chương trình dự án trong Khoa.
  7. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội xin được các nguồn học bổng Erasmus, DAAD, HB chính phủ Australia,..

Người đưa tin: Giang Trọng Toàn


Chia sẻ

Tin nổi bật