NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

19 tháng 12, 2012
Kết quả nghiên cứu khoa học: Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đội ngũ cán bộ của Khoa có năng lực, trình độ cao, tâm huyết và liên kết tốt với doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2005-2012, Khoa đã tích cực tham gia các đề tài NCKH các cấp Bộ, cấp Trường, cấp Bộ môn. Số lượng các đề tài đã nghiệm thu cụ thể là: 08 đề tài Trọng điểm cấp Bộ; 01 dự án sản xuất thử nghiệm, 05 đề tài cấp tỉnh, thành phố, 06 đề tài cấp cơ cở cấp Bộ, nhiều đề tài cấp Trường, Khoa và Bộ môn được thực hiện.

Kết quả nghiên cứu khoa học:

 Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đội ngũ cán bộ của Khoa có năng lực, trình độ cao, tâm huyết và liên kết tốt với doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2005-2012, Khoa  đã tích cực tham gia các đề tài NCKH các cấp Bộ, cấp Trường, cấp Bộ môn. Số lượng các đề tài đã nghiệm thu cụ thể là: 08 đề tài Trọng điểm cấp Bộ; 01 dự án sản xuất thử nghiệm, 05 đề tài cấp tỉnh, thành phố, 06 đề tài cấp cơ cở cấp Bộ, nhiều đề tài cấp Trường, Khoa và Bộ môn được thực hiện.

           Khoa Chế biến Lâm sản đã  hợp tác với Công ty Keo dán Casco Adhesive của Singapor đã thực hiện hợp tác 4 năm (2007-2010) về việc tài trợ học bổng cho các sinh viên xuất sắc của Khoa Chế biến lâm sản, hỗ trợ kinh phí cho sinh viên NCKH và Hội thảo quốc tế về Keo dán gỗ.  Trong 4 năm thực hiện kế hoạch hợp tác đã có 30 sinh viên được trao học bổng và 70 chuyên đề NCKH, 04 Hội thảo đã được thực hiện.

          Khoa CBLS cũng đã tham gia các dự án quốc tế và hợp tác đào tạo với một số nước trên thế giới như Viện Công nghệ Gỗ, Giấy, Trường Đại học kỹ thuật Dresden Đức; Viện Công nghệ và sinh học gỗ, Đại học tổng hợp Gottingen, Đức;  Đại học Consortium of Pordenone, Italia; Trung tâm Công nghiệp Gỗ tiên tiến của Đại học Tây Hungary

Định hướng nghiên cứu khoa học

Một số hướng nghiên cứu khoa học chính 

-          Nghiên cứu sử dụng gỗ tổng hợp các loại gỗ mọc nhanh

-          Nghiên cứu công nghệ biến tính gỗ và vật liệu gỗ

-          Nghiên cứu  sấy, bảo quản gỗ, tre nưa, song mây

-          Nghiên cứu công nghệ vật liệu composite gỗ

-          Nghiên cứu công nghệ vật liệu mới từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ

-          Nghiên cứu công nghệ sản xuất đồ gỗ, trang sức

-          Thiết kế sáng tạo đồ gỗ nội thất

-          Nghiên cứu sử dụng phế liệu gỗ để sản xuất vật liệu và năng lượng tái tạo

-          Máy và tự động hóa chế biến lâm sản

7. Định hướng phát triển

Hướng tới thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược của Trường Đại học Lâm nghiệp, định hướng phát triển của Khoa chế biến lâm sản được xác định:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các hệ, bậc đào tạo hiện có; tiếp tục mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của xã hội và của ngành Chế biến lâm sản, Thiết kế Nội thất gắn đào tạo với sản xuất và kinh doanh.

-  Tăng cường và thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ.

            - Mở rộng và tăng cường mối quan hệ truyền thống hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ.

Trong thời gian qua, Khoa CBLS đã không ngừng đổi mới về mọi mặt để ổn định và phát triển, đã và đang lớn mạnh cùng với sự phát triển của Trường Đại học Lâm nghiệp, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

 


Chia sẻ

Tin nổi bật