Ths. Bùi Văn Năng

17 tháng 8, 2020
Giám đốc Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng địa không gian; Giảng viên; Số điện thoại:0906.0123.75; Email: nangfuv@yahoo.com.vn

1.THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: Bùi Văn Năng                 Giới tính: Nam Năm sinh: 1983

Ngạch giảng viên: Giảng viên

Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian-Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường.

Học vị: Thạc sỹ

Ngoại Ngữ: Anh văn (B)

Đơn vị công tác: Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian-Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường.

Số điện thoại:0906.0123.75 Email: nangfuv@yahoo.com.vn

2.QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  • 2005, Cử nhân, Khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.
  • 2010, Thạc sỹ, Khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.

3.QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

  • 6/2005-2/2006: Nghiên cứu viên, Trung tâm Sắc ký, Đại học Bách Khoa Hà

Nội.

1 LLKH: cung cấp thông tin đăng tải trên website của ĐHLN

  • 2/2006-05/2006, Cán bộ, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
  • Từ 05/2006    đến nay: Giảng viên, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp.

4.LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

  • Đại học

Phân tích môi trường; Quan trắc môi trường; Độc học và sức khỏe môi trường.

  1. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Các hợp chất tự nhiên, Độc học môi trường, Quan trắc và Phân tích chất lượng môi trường, Công nghệ môi trường.

6.ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA2

6.1.Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

  • Cấp Cơ sở
  1. Nghiên cứu thành phần hóa học trong tinh dầu một số loài Bạch đàn trồng ở miền Bắc Việt Nam và mối liên hệ của nó với một số vấn đề sinh thái môi trường điển hình, Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, 2010.
  2. Đánh giá sự biến động hàm lượng Camphor trong các bộ phận của cây Long não trồng tại trường Đại học Lâm nghiệp, Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, 2011.
  3. Nghiên cứu sử dụng cây Muống Nhật để loại bỏ chì (Pb) trong đất, Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, 2013.
  4. Nghiên cứu xử lý ô nhiễm nước hồ trường Đại học Lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học, Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, 2014.
  5. Nghiên cứu chế tạo bộ dụng cụ phân tích nhanh một số chất ô nhiễm trong nước ngầm và nước sinh hoạt phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, 2016.
  6. Biến tính vỏ thân cây chuối thành vật liệu hấp phụ xử lý ô nhiễm nước, Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, 2018.

 

 
 

 

 

2 Đề tài/ Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì và tham gia: Kê khai theo theo mẫu: đề tài sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm bắt đầu thực hiện (Cấp Quốc Gia/cấp Bộ/cấp tỉnh, thành phố/cơ sở).

 

6.2.Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN tham gia

  • Cấp Tỉnh/Thành phố

1. Nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm không khí trong nhà của một số loài cây bản địa cho khu vực Hà Nội, Đề tài cấp Sở KHCN Hà Nội, 2010-2012.

  1. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC3
  1. Trong nước
    1. Bùi Văn Năng, Đỗ Quang Huy, Phùng Mạnh Quân, Bùi Văn Bắc, Hoạt tính sinh học của các chất chính trong tinh dầu Bạch đàn trồng ở miền Bắc Việt Nam và mối liên hệ với một số vấn đề sinh thái môi trường. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. (số 28), 2012.
    2. Bùi Văn Năng, Khảo sát quy trình phân tích thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ trong rau quả bằng sắc ky khí và bước đầu áp dụng phân tích trên một số loại rau quả tiêu thụ tại Hà nội. Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 2012.
    3. Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Bích Hảo Bước đầu nghiên cứu thử nghiệm khả năng hấp thụ khí Toluen của một số loài cây bản địa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.(số 2), 2013.
    4. Bùi Văn Năng, Thành phần hóa học trong tinh dầu lá, hoa và rễ của cây Long não trồng tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học. (số 2), 2013.
    5. Bùi Văn Năng, Trần Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thị Hương Ly, Nghiên cứu sử dụng cây Muống Nhật để loại bỏ Asen trong đất. Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp. (số 2), 2013.
    6. Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Bích Hảo, Nghiên cứu khả năng hấp thu khí carbon monoxide của một số loài cây bản địa. Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp. (số 2), 2013.
    7. Vương Văn Quỳnh, Trương Tất Đơ, Bùi Văn Năng, Xác định các chất hữu cơ dễ bay hơi trong lá cây cao su trồng ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (số 11), 2014.

3 Bài báo, báo cáo khoa học: Kê khai theo mẫu; In đậm tên người khai LLKH, bài báo sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm công bố; Sắp xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu rồi đến các ngôn ngữ khác

 

  1. Bùi Văn Năng, Trần Thị Đăng Thúy, Nghiên cứu sử dụng cây Muống Nhật (Syngonium Podophyllum Schott) để loại bỏ chì trong đất. Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp. (số 11), 2015.
  2. Đỗ Thị Việt Hương, Đỗ Quang Huy, Mai Văn Hợp, Bùi Văn Năng. Xác định ô nhiễm Formaldehyde trong môi trường không khí tại một số khu vực làm việc thuộc thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội. tập 32, 2016.
  3. Nguyễn Thế Nhã, Nguyễn Thành Tuấn, Lê Bảo Thanh, Hoàng Thị Hằng, Bùi Văn Năng, Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến quá trình hình thành trầm hương trên cây Dó bầu (Aquilaria crassna). Tạp chí Tạp chí Khoa học công nghệ lâm nghiệp lâm nghiệp. (Số 3), 2019.

B.Quốc tế

Phung Van Khoa, Bui Van Nang, Nguyen Thi Bich Hao, Study on gaseous formaldehyde removal capability of some native plant species in Vietnam. International journal for Chemical, Environmental and Pharmaceutical research, 2014, pg. 1-7

8.THÀNH TÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

  1. Sở hữu trí tuệ/ Giải pháp hữu ích/Tiến bộ kỹ thuật/sáng chế: Không
  2. Giải thưởng về khoa học công nghệ
    1. Giải Ba, Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2014, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, 2015
    2. Giải Nhì, Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ Khối Nông, Lâm, Ngư, Thủy toàn quốc năm 2014. Bộ GD&ĐT-Trung ương Đoàn TNCS HCM, 2014.
    3. Bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam năm 2015.
    4. Bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS HCM năm 2014.
    5. Giấy Chứng nhận của Bộ GDĐT cho Giảng viên hướng dẫn sinh viên đạt giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học (các năm: 2010; 2011; 2018).

Chia sẻ