Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện

ĐOÀN CÁN BỘ VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ TOKYO CỦA NHẬT BẢN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

10 tháng 9, 2018

Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam (VNUF) và trường Đại học Nông Nghiệp và Công Nghệ Tokyo, Nhật Bản (TUAT), từ ngày 1/9/2018-3/9/2018, đoàn Cán bộ và sinh viên của TUAT đã có chuyến thăm và làm việc tại trường VNUF. Trong đoàn gồm Giáo sư SHIRAKI Katsushige (trưởng đoàn), 3 sinh viên đại học năm thứ tư người Nhật Bản (KUNITA KAHO; IKEBE YOSHIKI; FUKUOKA KAORU) và 02 học viên là người Việt Nam (Đinh Quỳnh Oanh- NCS năm 1 và Phạm Vũ Minh- học viên Thạc sỹ năm 2). Điều đặc biệt cả 2 học viên người Việt Nam đều là cựu sinh viên K56 Quản lý tài nguyên thiên chương trình tiên tiến của trường Đại học Lâm Nghiệp.

Chuyến thăm và làm việc của Đoàn đã diễn ra đầy ấm cúng, hiệu quả và hứa hẹn rất nhiều triển vọng cho hợp tác giữa hai Nhà trường trong thời gian tới. Cụ thể, Đoàn đã tham gia buổi seminar được tổ chức sáng ngày 2/9/2018 bởi Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường với thành phần chính là cán bộ giảng viện của Bộ môn Quản lý môi trường, sinh viên chương trình tiến tiến và cao học lâm nghiệp nhiệt đới. Trong buổi seminar, rất nhiều thông tin đã được chia sẻ thảo luận như bức tranh về rừng và các thảm họa thiên nhiên mà Nhật Bản đang phải đối mặt; các hướng nghiên cứu cụ thể đã và đang thực hiện của Giáo sư Shiraki và các học viên trong Đoàn Nhật Bản, các hướng nghiên cứu có thể hợp tác giữa 2 bên. Buổi chiều, Đoàn đã cùng Giảng viên và sinh viên chương trình tiên tiến đi khảo sát thực địa tại khu rừng thực nghiệm của Trường đại học Lâm Nghiệp nhằm lựa chọn địa điểm thích hợp cho xây dựng trạm quan trắc phục vụ dự án hợp tác nghiên cứu trong thời gian tới. Ngày 3/9/2018, Đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Khoa (đại diện là PGS.TS. Phùng Văn Khoa) và Nhà trường (đại diện là PGS.TS. Hoàng Văn Sâm) về các hợp tác cụ thể giữa hai bên như trao đổi sinh viên đại học, cao học, NCS và giảng viên; Phát triển các dự án hợp tác nghiên cứu tại Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan; chia sẻ các kết quả nghiên cứu giữa hai Nhà trường thông quan hội thảo, seminar và cùng nhau công bố các ấn phẩm khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Mặc dù Đoàn sang thăm vào những ngày nghỉ của Việt Nam nhưng kết quả mang lại là rất ấn tượng và hứa hẹn. Điều này sẽ giúp quan hệ giữa trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và trường Đại học Nông Nghiệp và Công Nghệ Tokyo Nhật Bản ngày càng bền chặt và phát triển.


Chia sẻ