Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Bộ môn, Trung tâm Bộ môn, Trung tâm

BỘ MÔN THỰC VẬT RỪNG

27 tháng 10, 2020

1. Năm thành lập: 1982

2. Chức năng, nhiệm vụ

Bộ môn thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác trong các lĩnh vực về Phân loại thực vật, Lâm sản ngoài gỗ và Quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng giảng dạy của các môn học do Nhà trường, Khoa phân công cho các hệ đại học, cao học, nghiên cứu sinh.

 Các môn học do Bộ môn phụ trách:

+ Hệ đại học: Cây rừng; Thực vật rừng; Lâm sản ngoài gỗ; Bảo tồn thưc vật rừng; Bảo tồn phát triển lâm sản ngoài gỗ; Quản lý các loại rừng; Quản lý Khu bảo tồn và vườn quốc gia; Nhận biết thực vật; Thực vật đô thị; Nghiệp vụ kiểm lâm; Điều tra, giám sát tài nguyên rừng; Cây dược liệu.

+ Hệ cao học: Quản lý tài nguyên thực vật rừng; Quản lý rừng đặc dụng; Quản lý rừng dựa vào cộng đồng; Quản lý lâm sản ngoài gỗ; Thực vật xâm hại.

+ Đào tạo tiến sĩ: Bảo tồn thực vật rừng; Quản lý rừng đặc dụng, cho nghiên cứu sinh ngành Quản lý tài nguyên rừng

3. Các thành tích đã đạt được

Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Thực vật rừng đã không ngừng củng cố đội ngũ và phát triển chuyên môn từ hai môn học trước đây cho hệ đại học đến nay đã phát triển chương trình giảng dạy 12 môn học cho các hệ đại học, cao học và tiến sĩ, một số môn được Bộ Giáo dục chọn là chương trình khung cho các trường đào tạo lâm nghiệp trong cả nước. Tập thể bộ môn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và được công nhận là tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc nhiều năm liên tục.

- Tập thể lao động tiên tiến các năm từ khi thành lập đến nay.

- Tập thể lao động Xuất sắc các năm 2013-2014; 2015-2016; 2017-2018; 2019-2020

- 01 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ NN& PTNT: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015

- 01 cá nhân được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2017 (PGS.TS. Trần Ngọc Hải).

- Các thành viên trong Bộ môn đã và đang thực hiện vượt định mức các nhiệm vụ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực bảo tồn, quản lý thực vật rừng và lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học.

* Năm học 2019-2020:

- Số giờ giảng dạy theo định mức: 1420 giờ; Số giờ đã thực hiện: 2000 giờ, vượt 580 giờ.

- Đã hướng dẫn 45 sinh viên đại học làm báo cáo khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp với chất lượng tốt: trên 100% đạt loại khá trở lên. Chất lượng giảng dạy: Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi: 20%; khá: 50%; trung bình: 25%; yếu kém: 5%.

- Đã hướng dẫn 3 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, đang hướng dẫn 7 học viên cao học và 4 nghiên cứu sinh hoàn thành đúng tiến độ.

* Công tác nghiên cứu khoa học: Định mức: 445; Thực hiện: 1200 giờ

* Năm học 2018-2019

- Số giờ giảng dạy theo định mức: 1420 giờ; Số giờ đã thực hiện: 2000 giờ, vượt 580 giờ.

* Công tác nghiên cứu khoa học: Định mức: 445; Thực hiện: 1200 giờ

* Năm học 2017-2018

- Số giờ giảng dạy theo định mức: 1325 giờ; Số giờ đã thực hiện: 2500 giờ, vượt 1175 giờ.

* Công tác nghiên cứu khoa học: Định mức: 445; Thực hiện: 1200 giờ

* Năm học 2016-2017

- Số giờ giảng dạy theo định mức: 1018 giờ; Số giờ đã thực hiện: 3000 giờ, vượt 1982 giờ.

* Công tác nghiên cứu khoa học: Định mức: 400; Thực hiện: 800 giờ

* Năm học 2014-2015

- Số giờ giảng dạy theo định mức: 938 giờ; Số giờ đã thực hiện: 3669 giờ, vượt 2731 giờ.

* Công tác nghiên cứu khoa học: Định mức: 380; Thực hiện: 895 giờ

Từ năm 2015 đến nay các thầy cô trong bộ môn Thực vật rừng đã công bố 68 bài báo khoa học (tác giả hoặc đồng tác giả). Trong đó tạp chí trong nước: 45 bài; Tạp chí quốc tế: 23 bài. Biên soạn 04 giáo trình và sách chuyên khảo. Chủ trì 10 đề tài các cấp đã nghiệm thu. (Nguồn: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/bo-mon-thuc-vat-rung)

4. Nhân sự của bộ môn

STT

Thông tin

1

TS. Vương Duy Hưng 

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1978

Ngạch giảng viên: Giảng viên

Chức vụ: Trưởng Bộ môn Thực vật rừng

Học vị: Tiến sỹ

Ngoại Ngữ: Hán ngữ, Anh ngữ

Đơn vị công tác: Bộ môn Thực vật rừng, Khoa Quản lý TNR&MT - Trường Đại học Lâm nghiệp

Số điện thoại: 081 380 3972

Email: duyhungfuv@gmail.com

Lý lịch khoa học: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/bo-mon-thuc-vat-rung?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_assetEntryId=98949211&_101_type=content&_101_urlTitle=ts-vuong-duy-hung

2

PGS.TS. Trần Ngọc Hải

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1960

Ngạch giảng viên: Giảng viên cao cấp bậc 2

Chức vụ: Phó Trưởng khoa, Trưởng Bộ môn

Học vị: Tiến sỹ Năm: 2012; Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh;

Học hàm: Phó giáo sư; Năm: 2016

Đơn vị công tác: Bộ môn Thực vật rừng, Khoa Quản lý TNR&MT - Trường Đại học Lâm nghiệp

Số điện thoại: 0943.966.368

Email: haicrungfuv@gmail.com

Lý lịch khoa học: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/bo-mon-thuc-vat-rung?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_assetEntryId=98949081&_101_type=content&_101_urlTitle=pgs-ts-tran-ngoc-hai

3

TS. Phùng Thị Tuyến

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1984

Ngạch giảng viên: Giảng viên hạng III

Học vị: Tiến sĩ

Ngoại Ngữ: Tiếng Anh C

Đơn vị công tác: Bộ môn Thực vật rừng – Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp

Số điện thoại: 0396 456 048

Email: phungtuyen@gmail.com, tuyenpt@vnuf.edu.vn

Lý lịch khoa học: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/bo-mon-thuc-vat-rung?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_assetEntryId=98949050&_101_type=content&_101_urlTitle=ts-phung-thi-tuyen

4

ThS. Phạm Thanh Hà

Giới tính: Nam

Năm sinh:1982

Ngạch giảng viên: V.07.01.03.304

Chức vụ: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Ngoại Ngữ: Tiếng Anh

Đơn vị công tác: Bộ môn Thực vật rừng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Số điện thoại: 0989.883.307

Email: hapt@vnuf.edu.vn

Lý lịch khoa học: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/bo-mon-thuc-vat-rung?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_assetEntryId=98949026&_101_type=content&_101_urlTitle=ths-pham-thanh-ha

5

ThS. Tạ Thị Nữ Hoàng

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1989

Ngạch giảng viên:

Chức vụ: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Ngoại Ngữ: Tiếng Anh

Đơn vị công tác: Bộ môn Thực vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường

Số điện thoại: 0942399396

Email: nuhoangta@gmail.com

Lý lịch khoa học: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/bo-mon-thuc-vat-rung?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_assetEntryId=98948997&_101_type=content&_101_urlTitle=ths-ta-thi-nu-hoang

6

ThS. Phạm Thành Trang

Năm sinh: 1983

Hiện đang học Nghiên cứu sinh tại Australia

7

CN. Nguyễn Minh Quang

Năm sinh: 1994

Hiện đang học Thạc sĩ tại Hàn Quốc

 

Một số hình ảnh hoạt động của Bộ môn Thực vật rừng

Hướng dẫn sinh viên thực tập

Thực hành môn học tại Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp

Sinh viên thực hành bảo tồn thực vật rừng

PGS.TS Trần Ngọc hải giảng dạy lớp Cao học tại Phú Quốc, Kiên Giang

Tham dự Hội thảo nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu khoa học

Đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ kiểm lâm

Hướng dẫn kỹ thuật khai thác bền vững Lâm sản ngoài gỗ (cây Bồ đề) cho cán bộ kiểm lâm và người dân tại Lào Cai

Điều tra thực vật ngoài thực địa

Tập huấn nâng cao năng lực nhận biết cây quý hiếm cho cán bộ kiểm lâm Thanh Hóa


Chia sẻ