Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện

VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ NƠI THỰC TẬP LÝ TƯỞNG CHO SINH VIÊN

14 tháng 12, 2020

Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích 10.814,6 ha, nằm trên dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà Nội và một phần diện tích thuộc huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình. Vườn cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ.

Vườn quốc gia Ba Vì thành lập với mục tiêu bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch, bảo tồn  toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm. Từ khi thành lập đến nay, Vườn quốc gia Ba Vì đã trở thành một khu bảo tồn quan trọng của quốc gia, đồng thời cũng là một nơi để nghiên cứu, học tập về hệ sinh thái động thực vật và là địa điểm thực tập lý tưởng cho sinh viên khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp.

Thầy và trò lớp Chuyên môn hóa thực vật rừng chụp ảnh lưu niệm tại Đền Thượng

Vườn quốc gia Ba Vì có cảnh đẹp thơ mộng và khí hậu mát mẻ

Hàng năm, hàng trăm sinh viên của trường Đại học Lâm nghiệp đến học tập và nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Vì. Những bài học thực tiễn bổ ích và những trải nghiệm thú vị tại nơi đây sẽ mãi là những ký ức khó phai.

Đến với Vườn quốc gia Ba Vì, sinh viên được học tập trong môi trường có giá trị đa dạng sinh học cao với 3 kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và Kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới

Kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp

Hệ động thực vật của Vườn quốc gia Ba Vì phong phú và đa dạng. Đến nay, các nhà khoa học đã thống kê được 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên và nhiều loài lan quý. Không những vậy, tại Vườn quốc gia Ba Vì đang chưa đựng 503 loài cây thuốc.

Một loài lan quý có ở Vườn quốc gia Ba Vì

Lan kim tuyến có giá trị làm thuốc

Những cây lan nhiều năm tuổi mọc chằng chịt trên những cây gỗ lớn

Bát giác liên – một loại thuốc quý của Việt Nam

Hoàng tinh hoa trắng sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán rừng

Râu hùm – một loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ

Hoàng đàn giả - loài thực vật hạt trần quý hiếm của Việt Nam

Thiên lý hương mọc tự nhiên trong rừng của Vườn quốc gia Ba Vì

Khu hệ động vật của Vườn quốc gia Ba Vì cũng rất đa dạng với 342 loài động vật có xương sống, trong đó có 65 loài thú, 169 loài chim, 30 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư. Không những vậy, Vườn quốc gia Ba Vì còn chứa đựng nhiều loài đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam: Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri),  Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay (Petaurista petaurista)… Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)..v.v.

Về thành phần côn trùng, đến nay tại Vườn quốc gia Ba Vì các nhà khoa học đã phát hiện được 552 loài thuộc 364 giống, 65 họ và 14 bộ.Trong số các loài côn trùng có 7 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam: Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa); Cà cuống (Lethocerus indicus); Bướm khế (Attacus atlas); Ngài mặt trăng (Actias selene); Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius); Bướm phượng Hêlen (Troides helena) và Bướm đuôi kiếm (Graphium antiphates). Sự phong phong phú, đa dạng về tài nguyên động thực vật và giá trị bảo tồn cao đã làm nên giá trị của Vườn quốc gia Ba Vì.

Ngoài những giá trị về đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Ba Vì còn sở hữu nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, phong cảnh hùng vĩ và thơ mộng.

Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh tại đỉnh Vua

Tháp Báo Thiên tại đỉnh Vua

Đỉnh Mẫu ở độ cao trên 1000m

Rừng hoa dã quỳ là địa điểm đến yêu thích của khách du lịch nhiều tỉnh thành

Vườn xương rồng với hàng trăm loài

Nhà thờ đổ được xây dựng từ thời pháp thuộc

 

Khu trại hè thời Pháp – địa điểm nghỉ dưỡng được xây dựng từ thời Pháp thuộc

Vườn quốc gia Ba Vì có nhiều cây gỗ lớn với vẻ đẹp huyền bí

Tại vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì, sinh viên còn có dịp đi tiếp cận các mô hình vườn ươm, trung tâm cung cấp giống, trồng sa nhân tím, làng nghề truyền thống thuốc Nam dân tộc Dao

Trung tâm giống cung cấp cây giống lâm nghiệp

Đường lên mô hình trồng Sa nhân tím

Vườn ươm tại Đá Chông với hàng trăm loài có giá trị

Một số hình ảnh tại làng nghề thuốc Nam của đồng bào dân tộc Dao


Chia sẻ