Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Giới thiệu Giới thiệu

KHOA QLTNR&MT TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIỆM THU CĐ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2021 BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (ONLINE)

20 tháng 5, 2021

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Hội đồng nghiên cứu khoa học Khoa QLTNR&MT đã tổ chức hoạt động đánh giá và nghiệm thu CĐ NCKH SV năm 2021 bằng hình thức trực tuyến (online). Được biết năm nay, đã có 15/21 nhóm sinh viên bảo vệ thành công và hoàn thành xuất sắc báo cáo CĐ NCKH SV, đạt tỷ lệ 71.4%. Con số này cao hơn so với năm ngoái, chỉ đạt 43.0% tỷ lệ hoàn thành. Để có được kết quả này các bạn sinh viên đã chăm chỉ học hỏi, nghiên cứu tài liệu, cũng như các thầy cô hướng dẫn đã dành thời gian và tâm huyết cho các nhóm nghiên cứu.

Danh sách các nhóm sinh đã hoàn thành xuất sắc CĐ NCKH năm 2021

STT

Danh sách đề tài

Sinh viên thực hiện

Lớp

GVHD

 

 

CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

 

 

 

1

 

Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

1.Nguyễn Thị Thanh Hà

2. Hoàng Văn Thức

3. Phạm Đỗ Hoàng Anh

4.Vàng Quốc Tuấn

 

 

62A QLTNR

 

1. PGS.TS. Nguyễn Hải Hoà

2. TS. Vũ Văn Trường

 

 

2

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố sinh thái của các loài thuộc họ râu hùm (Taccaceae) tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

 

1. Hoàng Văn Thức

2. Hoàng Đình Chiêm

 

K62A QLTNR

 

TS. Phùng Thị Tuyến

 

 

 

3

 

Nghiên cứu đa dạng thực vật và đặc điểm cấu trúc rừng tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

1. Hoàng Văn Thức 

2. Vàng Quốc Tuấn

3. Lỳ Thanh Hương

4. Mã Ngọc Kiên

5. Nguyễn Thị Thanh Hà

 

 

K62A QLTNR

 

 

TS. Phùng Thị Tuyến

 

 

 

4

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng của loài Thổ tế tân (Asarum caudigerum Hance) tại xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn loài tại khu vực

 

1. Mã Ngọc Kiên 2. Vàng Quốc Tuấn

 

 

K62A QLTNR

 

 

TS. Phùng Thị Tuyến

 

 

 

5

Nghiên cứu khả năng sử dụng thuốc thảo mộc từ quả Bồ hòn (Sapindus Saponarial) để phòng trừ một số loài sâu ăn lá rau họ hoa

thập tự tại Chương Mỹ, Hà Nội và vùng phụ cận

 

1. Phùng Văn Khả

2. Lê Nhật Minh

 

1.K62 BVTV

2. K65 QLTN&MT

1.  TS.Hoàng Thị Hằng

2.  ThS. Nguyễn Thị Mai Lương

 

6

Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và sinh thái của loài thuộc họ Lan

1. Điêu Hoài Sơn

2. La Thị Định

K62A QLTNR

TS. Phùng Thị Tuyến

 

             

 

(Orchidaceae) tại xã Tả Lùng, huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang

 

 

 

 

7

 

Nghiên cứu biến tính vật liệu nền cellulose xử lý kim loại nặng trong môi trường nước

1. Phạm Thị Phương Thanh

2. Vũ Thị Lan Hương

3. Chu Mạnh Quyết

 

K62 KHMT

1. TS.Vũ Huy Định;

2. ThS. Đặng Thị Thúy Hạt

 

 

 

8

 

 

 

Sự đa dạng các loài lưỡng cư tại VQG Ba Vì, Hà Nội

 

 

1. Hà Trung Đức

2. Nguyễn Việt Long

3. Nghiêm Lý Thịnh

4. Nguyễn Văn Phương

1. K62 QLTNTN (TT)

2. K63 QLTNTN (TT)

3.K63 QLTNTN(TT)

4.K63 QLTNTN (TT)

 

 

 

PGS.TS.Lưu Quang Vinh

 

9

Nghiên cứu ứng dụng thực vật thuỷ sinh để xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội

1. Ngô Mạnh Tùng

2. Trương Ngọc Ánh

1. K62 QLTN&MT

2. K62 QLTNTN (TT)

 

PGS.TS. Bùi Xuân Dũng

 

10

Đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm chì trong đất của cây dương xỉ tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trên mô hình thí nghiệm

 

Trần Thị Phương Thảo

 

K62 QLTN&MT

 

PGS.TS. Bùi Xuân Dũng

 

 

11

 

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt địa bàn nông thôn tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

1. Phan Thị Bình

2. Nguyễn Thị Hà Anh

3. Nguyễn Thị Nhật Anh

4.Hà Hải Đăng

5. Hoàng Thị Diệu

1.K64 QLTN&MT

2.K64 QLTN&MT

3.K64 QLTN&MT

4.K63 QLTN&MT

5.K64 QLTN&MT

 

1. TS. Vũ Văn Trường

2. PGS.TS. Nguyễn Hải Hoà

 

 

12

 

Đánh giá tác động của khai thác rừng trồng Keo thuần đến một số tính chất của đất tại vùng đầu nguồn Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

1. Hoàng Thị Dữ

2. Phạm Phi Long

3. Nông Khánh Duy

4. Trần Hữu Mạnh

5. Nguyễn Đức Quý

 

 

K63 QLTN&MT

 

 

PGS.TS.Bùi Xuân Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN (BẰNG TIẾNG ANH)

           

 

 

 

13

Determining thresholds of water indices to detect small surface water areas in wetlands using Sentinel-2A imagery in Chuong My district, Hanoi city.

(Xác định giá trị ngưỡng chỉ số nước để phát hiện tài nguyên nước bề mặt bằng dữ liệu ảnh Sentinel-2A tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)

 

 

1. Nguyễn Khắc Mạnh

2.Lê Thảo Vân

3.Phạm Duy Quang

 

 

K64 QLTNTN (TT) K64 QLTNTN (TT) K62 QLTNTN (TT)

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Hải Hoà

 

 

14

Using remote sensing indices to assess channges in post-fired forest conditions in Ha Tinh province

(Sử dụng chỉ số viễn thám để đánh giá sự thay đổi của thực vật rừng sau cháy tại Hà Tĩnh)

 

 

1. Võ Đại Nguyên

2. Phạm Duy Quang

 

 

K62 QLNTTN (TT)

 

 

PGS.TS. Nguyễn Hải Hoà

 

 

15

 

Conservation of threatened plant species in Hung King national forest, Phu Tho province

1.Hoàng Ngọc Khánh

2.Bùi Quang Huy

3.Hà Trí Sơn

4.Hà Trí Thiên

K62 QLTNTN (TT) K63 QLTNTN (TT)

 

 

GS.TS. Hoàng Văn Sâm

Mặc dù đây là lần đầu tiên các bạn sinh viên phải bảo vệ NCKH trước hình thức online, nhưng các nhóm NCKH đã cố gắng hoàn thành tốt chuyên đề cũng như phần bảo vệ trước hội đồng và được các thầy cô trong hội đồng đánh giá cao. Tiêu biểu như đề tài: "Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai" của nhóm sinh viên chương trình chuẩn với điểm số 89,6. Nhóm sinh viên chương trình tiên tiến (Bảo vệ bằng tiếng anh) với đề tài: " Determining thresholds of water indices to detect small surface water areas in wetlands using Sentinel-2A imagery in Chuong My district, Hanoi city." đạt 85 điểm.

Dưới đây là một số hình ảnh của hoạt động đánh giá và nghiệm thu CĐ NCKH SV năm 2021.

Nhóm NCKH chương trình chuẩn

Nhóm NCKH chuyên ngành QLTNMT

 

Nhóm NCKH chương trình tiên tiến

 

 

Các thầy cô trong hội đồng đưa ra nhận xét và đánh giá cho các nhóm NCKH

Hoạt động đánh giá và nghiệm thu CĐ NCKH SV năm 2021 đã diễn ra thành công tốt đẹp.


Chia sẻ