Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHÓA 62 HỆ CHÍNH QUY (2017 – 2021)

24 tháng 6, 2021

Để tổng kết quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường (QLTNR&MT) đã tổ chức nghiệm thu khóa luận tốt nghiệp (KLTN) cho sinh viên khóa 62 hệ chính quy năm học 2017 – 2020.

Trong số 94 KLTN được xét trong đợt này có 16 KLTN đăng ký bảo vệ theo hình thức trực tuyến từ ngày 14/6  - 16/6/2021, bao gồm: 2 đề tài liên quan đến lĩnh vực thực vật rừng và 14 đề tài liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường và dịch vụ môi trường rừng. Mỗi sinh viên bảo vệ KLTN đều có một hội đồng nghiệm thu bao gồm: 01 chủ tịch hội đồng, 01 thư ký, 02 phản biện và 01 ủy viên. Ngoài ra, các hội đồng cũng mời đại diện Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, giáo viên hướng dẫn của sinh viên tham gia. Gia đình, bạn bè và người thân của sinh viên cũng được mời vào xem trực tiếp buổi bảo vệ nếu có yêu cầu.

Hình ảnh chụp từ Hội đồng bảo vệ của sinh viên Vũ Hồng Hạnh -  62 QLTN&MT

Hình ảnh chụp từ Hội đồng bảo vệ của sinh viên Phạm Thị Phương Thanh -  62 KHMT

 

Hình ảnh chụp từ Hội đồng bảo vệ sinh viên Hoàng Văn Thức – 62A QLTNR

Hình ảnh chụp từ Hội đồng bảo vệ sinh viên Vàng Quốc Tuấn – 62A QLTNR

Hình ảnh chụp từ Hội đồng bảo vệ sinh viên Nguyễn Văn Tuấn – 62A QLTNR

Mỗi sinh viên được trình bày KLTN trong khoảng thời gian 15 – 20 phút trước khi các phản biện nhận xét ý kiến. Các thành viên trong hội đồng lần lượt nhận xét và đặt ra các câu hỏi dành cho sinh viên.

Cô Tạ Thị Nữ Hoàng nhận xét về bài KLTN của sinh viên Hoàng Văn Thức

Thầy Vương Duy Hưng nhận xét KLTN của sinh viên Vàng Quốc Tuấn

Cô Thái Thị Thúy An nhận xét KLTN của sinh viên Nguyễn Văn Tuấn

Sau khi nghe ý kiến nhận xét của các thầy, cô trong hội đồng, sinh viên đã tiếp thu các ý kiến đóng góp để bản KLTN được hoàn thiện hơn và trả lời các câu hỏi liên quan. Với những kiến thức có được từ hoạt động điều tra, thu thập số liệu ngoại nghiệp và nghiên cứu tài liệu, các bạn sinh viên đã trả lời tốt các câu hỏi đặt ra ở tất cả các hội đồng nghiệm thu và đều được các thầy cô trong hội đồng đánh giá cao. Kết quả, 100% các KLTN bảo vệ trực tuyến trong đợt này đạt yêu cầu và có chất lượng tốt, nhiều đề tài được đánh giá xuất sắc.

Việc bảo vệ KLTN không những giúp sinh viên trình bày được những thành quả đạt được sau thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu ngoại nghiệp và hoàn thiện khóa luận mà còn giúp sinh viên có thêm kỹ năng trình bày và thuyết trình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ KLTN theo hình thức trực tuyến là giải pháp nhằm phòng tránh dịch bệnh lây lan, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực cho sinh viên và đáp ứng được kỳ vọng của Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô Khoa QLTNR&MT.

Cùng với việc nghiệm thu KLTN bằng hình thức trực tuyến, Khoa QLTNR&MT còn xét 78 KLTN bằng hình thức nộp chấm điểm. Hầu hết các KLTN nộp chấm điểm do các bạn sinh viên ở miền núi, vùng khó khăn về mạng internet truy cập, đường truyền không ổn định. Các bản KLTN nộp chấm điểm theo quy định của trường Đại học Lâm nghiệp.

Đến nay, các bản KLTN của sinh viên đã được gửi phản biện để chỉnh sửa theo các góp ý. Các bản KLTN được chỉnh sửa nghiêm túc nộp về Khoa và Nhà trường dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn và các phản biện. Với mong muốn nâng cao chất lượng của KLTN, Ban chủ nhiệm và tập thể giáo viên Khoa QLTNR&MT luôn sát sao với sinh viên từ định hướng nghiên cứu, xây dựng đề cương, thu thập số liệu, xây dựng và hoàn thiện KLTN. Hi vọng rằng, trong các năm tiếp theo, số lượng và chất lượng của KLTN ngày càng được nâng cao và là hành trang quan trọng cho các bạn sinh viên trước khi ra rời ghế Nhà trường.

Người đưa tin: Giang Trọng Toàn


Chia sẻ