Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

LLKH Trung tam DDSH&QLRBV LLKH Trung tam DDSH&QLRBV

TS. Nguyễn Đắc Mạnh

17 tháng 8, 2020
Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững; Giảng viên; Số điện thoại : 0912977442; Email: manhfuv@gmail.com; hoặc manhdvr@yahoo.com

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên:          NGUYỄN ĐẮC MẠNH                        Giới tính : Nam 

Năm sinh: 1979

Ngạch viên chức:  Giảng viên hạng III (V.07.01.03.288)

Chức vụ: Giám đốc trung tâm

Học vị: Tiến sĩ

Ngoại ngữ: Tiếng Trung Quốc, Tiếng Anh

Đơn vị công tác: Trung tâm Đa dạng sinh học&Quản lý rừng bền vững; Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường

Số điện thoại : 0912977442                

Email: manhfuv@gmail.com; hoặc  manhdvr@yahoo.com

2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

2001, Kỹ sư, Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp

2008, Thạc sĩ, Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp

2015, Tiến sĩ, Bảo vệ và sử dụng bền vững động thực vật hoang dã, Trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc

3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ 12/2001 đến 6/2020: Bộ môn Động vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường

Từ 7/2020 đến nay: Trung tâm Đa dạng sinh học&Quản lý rừng bền vững; Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường

4. LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

  • Đại học

Đa dạng sinh học; Quản lý động vật hoang dã

  • Sau Đại học

Đa dạng sinh học; Giáo dục bảo tồn

  • Đào tạo ngắn hạn/Bồi dưỡng

Nhận biết động vật hoang dã bị buôn bán trái phép và thực thi pháp luật

Thiết kế chương trình điều tra và giám sát đa dạng sinh học

Thiết kế phương án quản lý rừng bền vững

Thiết kế chương trình giáo dục bảo vệ động thực vật hoang dã

Thiết kế tuyến-điểm du lịch sinh thái trong khu bảo tồn

5. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Sinh thái học động vật hoang dã (quần xã, quần thể, cá thể/tập tính)

Quản lý tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng

Chim nước và sinh thái đất ngập nước

Diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái

6. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA 

6.1. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

  • Cấp Quốc gia

1) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu. Đề tài cấp quốc gia; mã số: BĐKH. 38/16-20. Năm 2018-2020.

  • Cấp cơ sở

1) Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Đề tài cấp Trường Đại học Lâm nghiệp; mã số: LN.QM- 2017.10. Năm 2018.

6.2. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN tham gia

  • Cấp Quốc gia

1) Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài Vượn và các loài chim trong bộ Gà. Đề tài cấp quốc gia; mã số: 106-NN, 06-2015.37. Năm 2016-2019.

2) Nghiên cứu khám phá tính đa dạng khu hệ ếch nhái và bò sát ở hệ sinh thái núi đá vôi ít được biết đến của quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình và Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Động, tỉnh Thanh Hóa. Đề tài cấp quốc gia; mã số: 106.06-2017.18. Năm 2017-2020.

7. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

7.1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC

A. Trong nước

  1. Nguyễn Đắc Mạnh, Nguyễn Xuân Đặng và Nguyễn Xuân Nghĩa, Giá trị bảo tồn của khu hệ thú ở khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Sinh học, tập 31(số 4), 2009.
  2. Nguyễn Đắc Mạnh và Nguyễn Xuân Đặng, Bước đầu đánh giá mối quan hệ sinh thái nhân văn của khu hệ thú tại khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3 về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, 2009 (tr. 1455-1461). Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  3. Nguyễn Tài Thắng, Nguyễn Đắc Mạnh và các cộng sự. Kết quả ban đầu về thành phần loài Bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, 2015 (tr. 878-882). Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  4. Nguyễn Đắc Mạnh, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Bá Tâm và Nguyễn Tài Thắng. Lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn dương (Capricornis milneedwardsii David, 1869) vào mùa hè ở dãy núi đá Đông Bắc, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tập 14 (số 4), 2015.
  5. Nguyễn Quốc Hoàng và Nguyễn Đắc Mạnh. Biến đổi kết cấu của quần xã chim trong các sinh cảnh khác nhau tại thị trấn Xuân Mai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tập 15 (số 1), 2016.
  6. Nguyễn Đắc Mạnh, Vũ Tiến Thịnh, Nguyễn Kim Kỳ, Khúc Thành Liêm. So sánh ổ sinh thái không gian vào mùa hè giữa Rái cá thường (Lutra lutra Linnaeus, 1758) và Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea Illiger, 1815) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 319 (số 16), 2017.
  7. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đắc Mạnh và các cộng sự. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái xem chim ở VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 86, 2017.
  8. Nguyễn Đắc Mạnh, Tạ Tuyết Nga, Nguyễn Hải Hà, Lưu Quang Vinh, Phùng Thị Tuyến, Nguyễn Thị Bích Hảo, Trần Thị Hương. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến động vật hoang dã trong các khu bảo tồn. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 5, 2017.
  9. Lưu Quang Vinh, Nguyễn Đắc Mạnh và các cộng sự. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 87+88, 2018.
  10.  Nguyễn Đắc Mạnh, Vũ Tiến Thịnh, Trần Văn Dũng, Hà Văn Nghĩa, Lê Văn Ninh. Hiện trạng và phân bố của loài Trĩ sao (Pheinardia ocellate Elliot, 1871) tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 329 (số 2), 2018.
  11. Trần Thị Hương, Nguyễn Đắc Mạnh và các cộng sự. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tập 21 (số 1), 2018.
  12. Nguyễn Đắc Mạnh, Đoàn Quốc Vượng, Đoàn Văn Công, Trương Viết Hợp, Nguyễn Tài Thắng và Giang Trọng Toàn. Ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 340 (số 13), 2018.
  13. Đoàn Quốc Vượng, Trần Văn Dũng và Nguyễn Đắc Mạnh. Ứng dụng hệ thông tin địa lý và quy trình phân tích thứ bậc để mô hình hóa ổ sinh thái không gian của Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 354+355 (số 3+4), 2019.
  14. Nguyễn Đắc Mạnh, Trần Văn Dũng, Vũ Tiến Thịnh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Chí Thành, Hoàng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Vân Anh. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của một số loài thú ở Việt Nam do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 384 (số 09), 2020.
  15. Nguyễn Đắc Mạnh, Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Văn Hiếu, Cao Quốc Cường, Nguyễn Trọng Ngọc Anh, Hoàng Thị Linh, Nguyễn Đức Thuận. Biến đổi cấu trúc của quần xã chim trong các kiểu thảm tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 386 (số 11), 2020.
  16. Vũ Tiến Thịnh, Nguyễn Đắc Mạnh và các cộng sự. Xác định khu vực ưu tiên bảo tồn động vật hoang dã trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập 386 (số 11), 2020.

B. Quốc tế

  1. Vu, T.T., Tran, L.M., Nguyen, M.D. et al. Improving the Estimation of Calling Probability and Correction Factors in Gibbon Monitoring Using the Auditory Point Count Method. International Journal of Primatology, 2018 (39): 222-236.
  2. Thinh Tien Vu, Dung Van Tran, Manh Dac Nguyen, et al. A mark-recapture population size estimation of Southern Yellow-cheeked crested Gibbon in Chu Yang Sin national park, Vietnam. Asian Primates Journal, 2016, 6 (1): 33-42.
  3. Nguyen Dacmanh; Sun Y, Cheng J W, Liu D W, Lu C H. Winter bird community structure and gradient change in different habitats at Xinyanggang Estuary, Yancheng Nature Reserve. Chinese Journal of Acta Ecologica Sinica, 2015, 35 (16): 5437-5448.
  4. Cheng J W, Nguyen Dacmanh, Lu C H. The Snow Bunting Found in Jiangsu Province. Chinese Journal of Zoology, 2014, 49 (3): 327

7.2. SÁCH

  • Giáo trình
  1. Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải và Nguyễn Đắc Mạnh, Đa dạng sinh học. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2009.
  • Sách chuyên khảo/sách tham khảo
  1. Đồng Thanh Hải (chủ biên), Vũ Tiến Thịnh, Nguyễn Đắc Mạnh và Lưu Quang Vinh, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2016.

Chia sẻ