Thực tập nghề nghiệp II ngành Khoa học môi trường, Khoa QLTNR&MT, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

28 tháng 10, 2016
Từ ngày 10/06 – 22/06/2016, các sinh viên Khóa 58 ngành Khoa học Môi trường đã thực hiện thành công đợt thực tập nghề nghiệp 2 tại nhiều nhà máy công nghiệp, Khu xử lý chất thải, Rừng phòng hộ ven...

Từ ngày 10/06 – 22/06/2016, các sinh viên Khóa 58 ngành Khoa học Môi trường đã thực hiện thành công đợt thực tập nghề nghiệp 2 tại nhiều nhà máy công nghiệp, Khu xử lý chất thải, Rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn) và Rừng phòng hộ trên đất liền tại tỉnh Quảng Ninh ở thành phố Hà Nội.

Với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, sinh viên ngành Khoa học Môi trường đã được tạo điều kiện thực tập nghềnghiệp tại các cơ quan, nhà máy đúng chuyên ngành, đi thực địa tại hiện trường. Đợt thực tập nghề nghiệp này do các thầy cô thuộc Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Bộ môn Quản lý môi trường, Bộ môn Hóa học trực tiếp hướng dẫn, đã liên hệ và lựa chọn địa điểm thực tập tốt nhất cho các em tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hà Nội

Với ngành Khoa học môi trường, được đi vào các nhà máy xử lý chất thải là cơ hội tuyệt vời nhất giúp các em trau dồi kiến thức đã học, khám phá những kiến thức mới và làm quen với môi trường làm việc trong tương lai. Trong đợt thực tập, các em được tham quan tìm hiểu quy trình sản xuất nhà máy nhiệt điện Uông Bí thuộc tổng công ty phát điện I, được các chuyên viên kỹ thuật giới thiệu chi tiết toàn bộ hệ thống sản xuất của nhà máy, được nghiên cứu hệ thống xử lý nước cấp lò hơi, nước cấp sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải và hệ thống xử lý khi thải.

 

Sinh viên ngành Khoa học Môi trường thăm quan hệ thống sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Uông Bí

 

Sinh viên tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiệt điện Uông Bí

Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh, một trong những đơn vị xử lý nước thải sinh hoạt khu vực Bãi cháy, có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng nước thải trước khi đổ ra biển tại khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đây cũng là một trong những địa điểm thực tập mà sinh viên ngành KHMT được đến trực tiếp đánh giá chất lượng nước, vận hành quy trình hệ thống xử lý tiên tiến đầu tư bởi Đan Mạch.

 

Sinh viên thực tập tại nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh, Quảng Ninh

Mặc dù đi lại khó khăn do Khu xử lý chất thải nguy hại xây dựng nằm sâu trong núi, nhưng đoàn thực tập nghề nghiệp II, ngành Khoa học môi trường không quản ngại vất vả, với tinh thần ham học hỏi đã vượt hơn 200km để đến tham quan, tìm hiểu các quy trình xử lý chất thải nguy hại của nhà máy xử lý chất thải nguy hại của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Các em được học tập các hệ thống xử lý tiên tiến chuyên tái chế dầu thải, bình ác quy, thùng chứa dầu và cả nước thải công nghiệp.

Một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên sự thành công của Đoàn thực tập nghề nghiệp 2, đó là sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Quí nhà trường đã tạo điều kiện thầy và trò chỗ ăn, ở, địa điểm thực tập, nơi vui cho giải trí sau những buổi thực tập vất vả cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

 

Sinh viên thảo luận làm bài tập nhóm ở kí túc xá trường CĐNL ĐB

 Ngoài nội dung thực tập nghề nghiệp về Quan trắc và Công nghệ môi trường, các sinh viên đã được thực hành các phương pháp tính toán sinh khối, trữ lượng Cacbon, ước tính cường độ xói mòn tại các khu rừng trồng thực nghiệm và rừng tự nhiên do Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc quản lý.

   Ngoài ra, sinh viên ngành Khoa học Môi trường được đi tham quan mô hình rừng ngập mặn, thực hành các phương pháp điều tra và ước tính sinh khối và trữ lượng cacbon rừng ngập mặn ven biển tại  tại xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng lên

 

Thăm quan bể Biogas tại xã Quảng Yên

Điều ý nghĩa nhất trong đợt thực tập vừa này, đó là sự thăng hoa giữa tình đoàn kết và hợp tác của hai Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc qua các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao của các thầy cô và sinh viên hai trường.

Tuy đợt thực tập chỉ kéo dài hơn 2 tuần, nhưng lượng kiến thức thực tế mà các em sinh viên học được là vô cùng lớn và bổ ích. Từ những đợt thực tập như vậy, các em sau khi ra trường, sẽ tự tin khi tham gia những công việc đúng chuyên môn trong tương lai, dễ dàng nắm bắt và công tác trong những môi trường làm việc mới. Đặc biệt, những kỷ niệm giữa thầy và trò trong thời gian cùng công tác, sinh hoạt sẽ luôn là kí ức đẹp, không bao giờ quên đối với các em. 

Tác giả:  VFU\qltnrvmt
Nguồn:  Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Chia sẻ