PGS.TS. Phùng Văn Khoa

17 tháng 8, 2020
Giảng viên cao cấp (V.07.01.03.288); Trưởng Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường; Số điện thoại: 0352191968; Email: khoapv@vnuf.edu.vn hoặc khoaduongfuvcsu@gmail.com

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: Phùng Văn Khoa                     Giới tính: Nam

Năm sinh: 27-10- 1968

Ngạch giảng viên: Giảng viên cao cấp (V.07.01.03.288)

Chức vụ: Trưởng khoa Khoa QLTNR&MT, Đại học Lâm nghiệp

Học vị: Tiến sỹ           

        Học hàm: Phó Giáo Sư – Đại học Lâm nghiệp Việt Nam từ 11/2013.

         Phó Giáo Sư liên kết Đại học Michigan State University, USA từ 5/2012

Ngoại Ngữ: Tiếng Anh

Đơn vị công tác: Khoa Quản lý TNR&MT, Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam

Số điện thoại: 0352191968

Email: khoapv@vnuf.edu.vn hoặc khoaduongfuvcsu@gmail.com

2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  • 1995, Kỹ sư, Lâm Sinh tổng hợp, Đại học Lâm Nghiệp
  • 1997: Thạc sỹ, Lâm Nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp
  • 2006: Tiến sỹ, Khoa học Trái đất, Đại học Tổng hợp Bang Colorado, Mỹ
  • 2006: Chứng chỉ sau đại học, Khoa học Không gian địa lý Liên ngành; Chứng chỉ phân loại ảnh viễn thám đa phổ; Chứng chỉ Phân tích ảnh viễn thám trong phần mềm ArcGIS; Chứng chỉ phân tích ảnh Stereo trong phần mềm ArcGIS, Đại học Tổng hợp Bang Colorado, Mỹ

3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC   

  • 1997-2002: Giảng viên, Khoa QLTNR&MT, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam
  • 2003-2006: Nghiên cứu sinh, Đại học Tổng hợp Bang Colorado, Mỹ
  • 2007-2/2009: Trưởng Bộ môn Quản Lý Môi trường, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam
  • 3/2009-2013: Phó Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam
  • Từ 1/2014 đến nay: Trưởng khoa Khoa Quản lý TNR & MT, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam
  • Từ năm 2010 đến nay: Thành viên Hiệp hội Carbon Việt Nam
  • Từ năm 2010 đến nay: Thành viên mạng lưới REDD+ Việt Nam
  • Từ năm 2012 đến nay: Thành viên mạng lưới quản lý lưu vực sông và phát triển thuỷ điện bền vững vùng Mekong.
  • Tham gia soạn thảo Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT, ngày 09/11/2012 Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.
  • Tham gia soạn thảo Quy chế quản lý rừng phòng hộ được ban hành theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ.
  • Tham gia soạn thảo Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được ban hành theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN, ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

  • Đại học

Quản lý lực vực, Thống kê môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Ứng dụng Công nghệ địa không gian trong QLTNTN

  • Sau Đại học

Quản lý lực vực, Thống kê môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Ứng dụng Công nghệ địa không gian trong QLTNTN

  • Đào tạo ngắn hạn/Bồi dưỡng
  • Ứng dụng viễn thám GIS trong quản lý tài nguyên rừng, quản lý sinh vật ngoại lai, bảo tồn đa dạng sinh học. …
  • Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
  • Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng và chất lượng nước.
  • Cảnh báo sớm mất rừng, cháy rừng và suy thoái rừng…..
  • Xử lý môi trường bằng các biện pháp sinh học…

 

5. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

  • Ứng dụng viễn thám GIS trong quản lý tài nguyên rừng, quản lý sinh vật ngoại lai, bảo tồn đa dạng sinh học. …
  • Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
  • Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng và chất lượng nước.
  • Cảnh báo sớm mất rừng, cháy rừng và suy thoái rừng…..
  • Xử lý môi trường bằng các biện pháp sinh học…

6. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA[1]

 6.1. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

  • Cấp Quốc gia (Nhà nước/Quỹ Nafosted/Nghị định thư)

            1. Xây dựng văn kiện Dự án Trường Sơn Xanh ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, USAID/ECODIT, 7-12/2017.

            2. Tư vấn quốc gia: Xây dựng Đề án tăng cường năng lực hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến 2030, GIZ, Tổng cục Lâm nghiệp – MARD, tháng 6/2016-12/2016.

3. Tư vấn trưởng: Xây dựng kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Bình, SNV Việt Nam, 5/2015-12/2008.

4. Chuyên gia Quốc gia về Quản lý Tài nguyên thiên nhiên: Xây dựng cơ chế chi trả cho các hoạt động của REDD+, UNDP Việt Nam, 5/2015-12/2018.

5. Chủ nhiệm chương trình tập huấn về Phát triển thủy điện bền vững cho các bên hữu quan ở Sơn La, GIZ Office, 6th Floor, Hanoi Towers, 49 Hai Ba Trung St. Hanoi, 4/2014-10/2014.

6. Research on Integrating Community-based Participatory Carbon Measurement and Monitoring with Satellite Remote Sensing and GIS in a Measurement, Reporting and Verification (MRV) System for Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation – Plus (REDD+), Chương trình phối hợp Việt Nam – Lào – Thái Lan – Mỹ, được tải trợ bở Sumernet, 2011-2012.

7. Nghiên cứu xây dựng hệ số tính toán chi trả dịch vụ carbon (R) thí điểm cho REDD+ ở Lâm Đồng, Chương trình REDD Quốc gia, 5/2011-10/2011.

8. Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Sơn La, GTZ Việt Nam, 7/2010-10/2010.

9. Chuyên gia tư vấn quốc gia về chương trình đo đếm/giám sát, báo cáo và thẩm định (MRV) cho chương trình REDD+ ở Việt  Nam, FAO Việt Nam, UN-REDD Việt Nam, 3/2012-6/2012.

10. Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong kiểm tính carbon (CCA) ở Hòa Bình, IGES Nhật Bản, 4/2012-12/2012.

11. Chuyên gia tư vấn quốc gia về thúc đẩy sự phối hợp các bên (Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ TN&MT) trong xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngành lâm nghiệp, Dự án FORMIS, 8/2011-11/2011.

12. Nghiên cứu đánh giá khả năng phát triển các dự án cố định carbon ở Hòa Bình và Hà Tĩnh, Dự án "Thêm cây", ADDA, Đan Mạch, 2012-2013.

  • Cấp Bộ

1. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nattokinase làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 - 2008.

2. Nghiên cứu tuyển chọn và kỹ thuật trồng một số loài rau rừng có giá trị cao tại Điện Biên và Lào Cai, Chương trình "Sinh kế vùng cao" - Đề tài cấp Bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009-2010.

3. Nghiên cứu biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng phòng hộ ven bờ ở một số vùng trọng điểm trong lưu vực sông Cầu, Đề tài cấp cơ sở - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008-2011.

4. Chuyên gia quốc gia đánh giá kết quả thực hiện các đề tài sinh kế vùng cao được tải trợ bởi chính phủ Đan Mạch, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012.

5. Nghiên cứu chính sách nhằm quản lý và sử dụng bền vững rừng phòng hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012-2013.

6. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng phòng hộ đầu nguồn (rừng tự nhiên và rừng trồng) tới cân bằng nước và dòng chảy ở hai tiểu lưu vực tại vùng miền núi phía Bắc và miền Trung, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011-2014.

7. Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian trong dự báo và giám sát dịch Sâu róm thông ở khu vực Bắc Trung Bộ.  Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2020-2021.

  • Cấp Tỉnh/Thành phố

1. Xây dựng mô hình công nghệ địa thông tin để giám sát, cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Chi cục Kiểm Lâm Hà Nội, 6/2018-12/2018.

2. Chủ nhiệm chương trình kiểm kê rừng huyện Mường Lát và huyện Quan hoá, tỉnh Thanh Hoá, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá, 4/2015-10/2015.

3. Chủ nhiệm chương trình kiểm kê rừng huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, 4/2014-10/2014.

4. Nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm không khí trong phòng của một số loài cây bản địa cho khu vực Thành phố Hà Nội, Đề tài cấp thành phố, thành phố Hà Nội (chủ nhiệm đề tài từ 1/2010-7/2010, sau đó chuyển giao nhiệm vụ chủ nhiệm đề tài cho ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo, Đại học Lâm nghiệp), 2012.

6.2. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN tham gia

  • Cấp Quốc gia (Nhà nước/Quỹ Nafosted/Nghị định thư)

              1. Chuyên gia tư vấn: xây dựng từ điển thuật ngữ thường dùng trong REDD+, UNDP Việt Nam, 5/2015-2/2016.

              2. Nghiên cứu viên đề tài giám sát suy thoái rừng ở Lâm Đồng bằng ảnh vệ tinh Landsat, Chương trình Silvacarbon, 5/2014-2/2016.

3. Tư vấn quốc gia đánh giá giữa kỳ dự án FORMIS II, Dự án FORMIS II, 7/2015-8/2015.

4. Tư vấn xây dựng phương trình thống kê toán ước lượng sinh khối cây và rừng cấp quốc gia ở Việt Nam, FAO Việt Nam, 3/2014-12/2014.

5. Developing an MRV system for REDD+: Scaling up from project level to a national level REDD+ MRV systems for Laos and Vietnam (EBLU2010-04NMY(C)-Skole), Đề tài liên kết Việt Nam-Lào-Thái Lan, được hỗ trợ bởi Mạng lưới Châu Á – Thái Bình Dương về Biến đổi Khí hậu (APN), 2010-2012.

6. Nghiên cứu giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng ở một số bản H'Mông - huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Chương trình Nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, 2001-2003.

7. Nghiên cứu các giải pháp sử dụng rừng chắn sóng ven biển và giảm lũ ở Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước, 2008-2009.

8. Dự án Xây dựng chương trình đào tạo Lâm sản ngoài gỗ cho 3 nước Đông Dương, Asia-Link, 2008-2010.

9. Tư vấn Quốc gia đánh giá dự án «Lồng ghép sự  Thích ứng với Biến đổi khí  hậu vào việc lập kế hoạch Quản lý vùng Ven biển tỉnh Cà Mau, Việt Nam », GTZ Việt Nam, 11/2009

10. Tham gia tổ chức và đồng giảng dạy khoá đào tạo của các Giáo Sư Mỹ tại Đại học Lâm nghiệp Việt Nam về Thủy văn rừng và quản lý sử dụng đất, Dự án Quỹ Giáo Dục Việt Nam (VEF), 2/2009-6/2009.

11. Đánh giá tác động pha một và xây dựng pha hai của Dự án Giáo dục bảo tồn của chương trình WWF Việt Nam, WWF, 2008-2009, WWF Vietnam, 2008-2009.

12. Xây dựng cơ sở dữ liệu Rừng bảo tồn có giá trị cao ở Quảng Trị và Gia Lai, WWF, 2008.

13. Hiệu chỉnh và hoàn thiện cơ sở dữ liệu GIS cho Khu Bảo tồn Ngọc Sơn - Ngổ Luông, FFI, 2007-2008, FFI Vietnam, 2007-2008.

14. Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chính sách giao đất khoán rừng cho huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Đề tài thuộc chương trình nghiên cứu Việt nam – Hà Lan, 2003-2005.

15. Monitoring the Effectiveness and Validating Response to the Road Related Mitigation Practices Implemented on the Pike's Peak Highway, Colorado, USA, Colorado State University, Fort Collins, CO  80523-1472, Tel. 970-491-6109; Fax 970-491-6754, 5/2005-6/2005.

16. Willow Persistence in Yellowstone National Park: Interacting effects of Hydrology and Herbivory (Danielle Bilyeu, Francis Singer, David J. Cooper, and N. Thompson Hobbs), Colorado, USA, Colorado State University, Fort Collins, CO  80523-1472, Tel. 970-491-6109; Fax 970-491-6754, 6/2003-8/2003.

  • Cấp Bộ
  1. Nghiên cứu sử dụng công nghệ không gian địa lý (viễn thám, GIS và GPS) trong phát hiện sớm cháy rừng và giám sát tài nguyên rừng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1/2014-12/2016.

2. Nghiên cứu chọn loài cây và kỹ thuật trồng rừng chống xói lở ở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010-2014.

3. Điều tra đánh giá kết quả thực hiện Dự án 661 vùng Đông Bắc giai đoạn 1998-2010, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 4/2010- 10/2010

4. Đánh giá Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2009 và định hướng tới năm 2020, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009.

5. Nghiên cứu lập kế hoạch Hành động Bảo vệ môi trường huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái, Đề tài cấp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008-2009.

6.Tham gia góp ý cho Dự thảo Luật Đa  dạng sinh học, Việt Nam, Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, 10/2008-3/2009.

7. Nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008-2009.

8. Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất khoán rừng ở Nghệ An và Giai Lai, Đề tài cấp Cục Kiểm Lâm, 2008.

9. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để chọn loài cây có khả năng phòng cháy hiệu quả cho các tỉnh phía Bắc, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007-2008.

7. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

7.1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC[2]

A. Trong nước

1. Phùng Văn Khoa, (Đồng tác giả), Khả năng giữ nước của rừng thông tại Khu Nghiên cứu thực nghiệm của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Tạp chí Lâm nghiệp, 10/199.

2. Phùng Văn Khoa, Phục hồi hệ sinh thái rừng phòng hộ ven bờ cho nông nghiệp và quản lý bền vững lưu vực sông: Trường hợp nghiên cứu điểm ở lưu vực sông Cầu, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11/2009.

3. Phùng Văn Khoa, Ứng dụng số trung vị trong nghiên cứu môi trường lưu vực, Tạp chí Kinh tế Sinh thái, Số 33-2009

B. Quốc tế

1. Phùng Văn Khoa et al. (2012),  Guidelines on Destructive Measurements For Forest Biomass Estimation, Chương trình UN-REDD Việt Nam, (http://www. vietnam-redd.org/).

2. Phùng Văn Khoa et al. (2014), Linkages among land use, macronutrient levels, and soil erosion in northern Vietnam: A plot-scale study, Geoderma 232-234 (2014) 352–362.

7.2. SÁCH [3]

  • Giáo trình
  1. Phùng Văn Khoa, (Đồng tác giả), Quản lý Lưu vực. ISBN: 978-604-60-1122-4 , Hà Nội: Nhà xuất bản NN&PTNT, 2013.
  2. Phùng Văn Khoa (Chủ biên), Ứng dụng Công nghệ Không gian địa lý trong Quản lý Tài nguyên và Môi trường Lưu vực. ISBN: 978-604-60-1110-1, Hà Nội: Nhà xuất bản NN&PTNT, 2013.

8.  THÀNH TÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

8.1. Sở hữu trí tuệ/ Giải pháp hữu ích/Tiến bộ kỹ thuật/sáng chế

1. Phùng Văn Khoa, Nguyễn Hải Hòa và các cộng sự, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả: Phần mềm tự động giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái ở Việt nam. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch- Cục bản quyền tác giả, 2016.

8.2. GIẢI THƯỞNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Giải Ba – Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ, năm 2014.

 

[1] Đề tài/ Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì và tham gia: Kê khai theo theo mẫu: đề tài sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm bắt đầu thực hiện (Cấp Quốc Gia/cấp Bộ/cấp tỉnh, thành phố/cơ sở).

[2] Bài báo, báo cáo khoa học:  Kê khai theo mẫu; In đậm tên người khai LLKH, bài báo sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm công bố; Sắp xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu rồi đến các ngôn ngữ khác

[3] Giáo trình, Sách chuyên khảo, sách tham khảo: giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm xuất bản. In đậm tên người khai LLKH; có hơn 3 tác giả chỉ ghi tên tác giả chính và tên người khai LLKH "và các cộng sự"(bài báo trong nước)/"et.al" (bài báo quốc tế).


Chia sẻ