BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

20 tháng 8, 2020

1. Giới thiệu chung

     Bộ môn Kỹ thuật Môi trường được thành lập theo quyết định số 738/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 17/06/2014. Bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy và học tập của các môn học liên quan tới Kỹ thuật môi trường, được Chủ nhiệm khoa và Hiệu trưởng Nhà trường giao. Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học thuộc bộ môn quản lý. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Nhà trường và Khoa, chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường, thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn, tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, Khoa và Nhà trường theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hiệu trưởng và Chủ nhiệm khoa.

     Đến nay bộ môn có 09 giảng viên, trong đó 01 PGS; 02 TS; 02 NCS; 03 ThS và 01 Học viên Cao học.

2. Đội ngũ giảng viên

STT

THÔNG TIN

I

Cán bộ viên chức hiện đang công tác tại Bộ môn Kỹ Thuật Môi trường

1

- Họ và tên: PGS.TS. NGUYỄN HẢI HÒA

- Chức vụ: Phó Trưởng Khoa, Trưởng Bộ môn.

- Ngày tháng năm sinh: 1974.

- Ngạch công chức: Giảng viên.

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 0977.689.948.

- Email: hoanh@vnuf.edu.vn

- Môn giảng dạy:

+ Bậc Đại học: Phân tích không gian trong QLTN&MT; Công nghệ Quản lý Môi trường; Viễn thám ứng dụng trong QLTNTN.

+ Bậc Sau ĐH: Viễn thám và GIS trong lâm nghiệp; Đánh giá rủi ro sinh thái; Phân tích không gian trong QLMT; Quản lý TNMT và Phát triển bền vững.

- Hướng nghiên cứu:

+ Ứng dụng GIS & viễn thám trong theo dõi, giám sát thay đổi sử dụng đất, biến động RNM,phục hồi rừng ngập mặn ven biển;

+ Đánh giá tác động BĐKH đến ĐDSH/HST ven biển; giải pháp thích ứng & giảm thiểu tác động của BĐKH;

+ REDD+; PFES; C-PFES (Blue carbon);

+ Đánh giá tác động môi trường; Thiết kế và xử lý môi trường;

+ Quản lý rừng có sự tham gia của người dân; Đồng quản lý rừng ngập mặn.

- Công trình khoa học đã công bố:

+ Master thesis: Buffer zone co-management in Protected Areas of Vietnam: A case study in Ba Vi National Park, Ba Vi district, Ha Noi, Vietnam. Master thesis at Australian National University, Australia.

+ PhD thesis: Functional values and Management of Coastal Managroves: Case Study in Kien Giang Coast, Southern Vietnam. PhD thesis at School of Geography, Planning & Environmental Management, the University of Queenland, Australia.

+ Bài báo khoa học điển hình:

1. Hai-Hoa Nguyen, Nghia Huu Nguyen, Thu Hien Thi Nguyen, An Thanh Le, Ngoc Lan Thi Tran, Khanh Linh Vo Duong, Bohm Simone, Michael J Furniss, Classification methods for mapping mangrove extent and drivers of change in Thanh Hoa province, Vietnam during 2005- 2018. Forest and Society, 2020.

2. Hai-Hoa Nguyen, Ngoc Lan Thi Tran, An Thanh Le, Nghia Huu Nguyen, Khanh Linh Vo Duong, Thu Hien Thi Nguyen, Bohm Simone, Charles Finny Sathya Premnath. Monitoring changes in coastal mangrove extents using multi-temporal satellite data in selected communes, Hai Phong city, Vietnam. Forest and Society, 2020.

3. Le Phu Tuan, Vu Thi Kim Oanh, Le Duy Khuong, Hai-Hoa Nguyen, Alfienido Burce, Flocculation of reactive Blue 19 (RB19) using Alum and the effects of catalyst addition. International Journal of Environment, Agriculture and Biotechnology (IJEAB), 3:358-362.  2018.

4. Hai- Hoa Nguyen, Clive McAlpine, David Pullar, Stephen Joseph Leisz, Gramotnev Galina, Drivers of coastal shoreline change: Case study of the Hon Dat coast, Kien Giang, Vietnam. Environmental Management Journal, 55:1092-1108. 2015.

5. Hai- Hoa Nguyen, The relation of coastal mangrove changes and adjacent land-use: A review in Southeast Asia and Kien Giang, Vietnam. Ocean and Coastal Management, 90:1- 10. 2014.

6. Hai- Hoa Nguyen, Clive McAlpine, David Pullar, Kasper Johansen, Norm Duke, The relationship of spatial-temporal changes in fringe mangrove extent and adjacent land-use: case study of Kien Giang coast. Ocean & Coastal Management, 76:12-22. 2013.

7. Hai- Hoa Nguyen, David Pullar, Norm Duke, Clive McAlpine, Hien Thu Nguyen, Kasper Johanse, Historic shoreline changes: An indicator of coastal vulnerability for human land-use and development in Kien Giang, Vietnam. Proceedings of Asian Association on Remote Sensing (ACRS), Ha Noi, Vietnam, 1835-1843. 2010.

+ Giáo trình, bài giảng:

1. Nguyen Hai Hoa, Tran Thi Huong, Nguyen Thi Bich Hao, Phi Thi Hai Ninh, Le Phu Tuan, Thai Thi Thuy An, Dang Hoang Vuong, Bui Van Nang (2019). Principles of Environmental Science. Vietnam National University of Forestry.

2. Bui The Doi, Hoang Van Sam, Tran Thi Thu Ha, Pham Minh Toai, Ha Quang Anh, La Nguyen Khang, Le Xuan Phuong,Vu Tien Thinh, Le Xuan Truong, Nguyen Hai Hoa, Phung Van Khoa, Ngo Duy Bach (2018) Climate change and REDD+. Agriculture Publisher. ISBN:978-604-60-2832-1.

3. Vu Khac Bay, Phung Van Khoa, Nguyen Hai Hoa, Vu Ngoc Triu (2016) Application of mathematics in Environmental Science. Agriculture Publisher. ISBN:978-604-60-2397-5.

4. Dong Thanh Hai, Nguyen Hai Hoa, Phung Van Khoa, Hoang Van Sam, Le Xuan Phuong, Tran Thi Thu Ha (2016), Principles of Knowledge on Natural Resources Conservation. Agriculture Publisher.

5. Hai-Hoa, N(2006). Buffer zone co-management in Protected Areas of Vietnam: A case study in Ba Vi National Park, RECOFTC. ISSN:1905-6767.

+ Dự án, chương trình đã, đang triển khai:

2017- 2020, Principal researcher:Modelling mangrove biomass and carbon stocks from remote sensing and field investigation-based estimation as a base for Payments for Forest Environmental Services in the North of Vietnam, funded by NAFOSTED (Ongoing).

10/2019- 2/2020, National Consultant: Farm mapping of individual farms (1,500 farm households ~ 1,500ha) and development of a spatially-referenced database for the CAFÉ-REDD project, funded by SNV Netherlands Development Organization (Completed).

2017- 2019, National Consultant: Biodiversity Conservation Corridors in Mekong Region funded by BCC-GEF- Integration of Biodiversity Conservation, climate change adaptation, funded by ADB (Completed).

2017- 2018, Research team member: Application of Geospatial (GPS, GIS, RS) to manage the Langbiang Biosphere Reserves in Lam Dong province, funded by Lam Dong DOST (Completed).

+ Other activities:

Member of Landscape Ecology & Conservation Group, School of Geography, Planning & Environmental Management, University of Queensland, Australia, 2009 to present.

 International External Reviewer on the Journal of Coastal Ocean and Management, 2013 to present.

 International External Reviewer on the Journal of Marine Science, 2013 to present.

International External Reviewer on the Remote Sensing Journal, 2013 to present.

International External Reviever on the Enivronmental Management Journal, 2015 to present.

2

- Họ và tên: Ths. TRẦN THỊ HƯƠNG

- Chức vụ: Phó chủ nhiệm bộ môn

- Ngày tháng năm sinh: 1980

- Ngạch công chức: Giảng viên

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 0912.994.159

- Email: huongfrem@gmail.com

- Môn giảng dạy:

   + Đại học: Đánh giá tác động môi trường, Đánh giá môi trường, Đánh giá rủi ro sinh thái, Khoa học môi trường đại cương.

   + Hướng dẫn tốt nghiệp: Hệ đại học

- Hướng nghiên cứu:

   Đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế xã hội;

   Đánh giá tác động môi trường của các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề;

   Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường môi trường đô thị và nông thôn;

   Đánh giá rủi ro môi trường và rủi ro sinh thái.

- Công trình khoa học đã công bố:

   + Luận văn Thạc sỹ: Kiến thức bản địa trong các dự án lâm nghiệp Vườn quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ, tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

   + Bài báo khoa học:

  • Trần Thị Hương, Nguyễn Hà Linh, Nghiên cứu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác và chế biến quặng tại mỏ Atimol-vàng Khuôn Phục, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Thông tin Khoa học Lâm nghiệp, 2011.
  • Trần Thị Hương, Nghiên cứu xác định hàm lượng Lưu huỳnh trong một số dược liệu được sản xuất và chế biến tại Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên, Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 2014.
  • Trần Thị Hương, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương án quản lý rác thải trường Đại học Lâm Nghiệp, Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 2015.
  • Trần Thị Hương, Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau được trồng tại huyện Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 2015.
  • Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Tình, Xây dựng bản đồ phân vùng ô nhiễm kim loại nặng Fe, As, Pb trong nước ngầm tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 2015.
  • Trần Thị Hương, Nguyễn Xuân Cảnh, Xây dựng bản đồ phân cấp chất lượng nước sông đoạn chảy qua huyện Hoài Đức, Hà Nội, Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 2016.

   + Sách: giáo trình, bài giảng

  • Vương Văn Quỳnh (Chủ biên, Trần Thị Hương và các cộng sự, Đánh giá tác động môi trường, NXB Nông Nghiệp, 2012.
  • Bế Minh Châu (Chủ biên), Trần Thị Hương, Kiểm soát tai biến và rủi ro môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp, 2016.
  • Nguyễn Hải Hoà (Chủ biên), Trần Thị Hương và các cộng sự, Khoa học môi trường đại cương, Trường Đại học Lâm nghiệp, 2019.

3

- Họ và tên: TS. Dương Thị Bích Ngọc

- Năm sinh: 1982

- Ngạch công chức: Giảng viên

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

- Email: ngocdtb@vnuf.edu.vn

- Môn giảng dạy:

   + Đại học: Biến đổi sinh thái toàn cầu: tác động và giảm thiểu (bằng Tiếng Anh); Biến đổi khí hậu và chính sách toàn cầu; Kiểm soát ô nhiễm; Tiếng Anh chuyên ngành KHMT.

   + Thạc sỹ: Ứng phó với BĐKH; BĐKH và Lâm nghiệp; Đánh giá tác động môi trường.

   + Hướng dẫn tốt nghiệp: Hệ đại học, Hệ Cao học.

- Hướng nghiên cứu chính:

   + Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường (Hạn chế sử dụng túi nilon, giảm thiểu rác thải, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất).

   + Đánh giá chính sách bảo tồn tự nhiên (Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES); Cacbon (C-PFES); REDD+; Bảo tồn nội, ngoại vi).

   + Ứng phó với BĐKH (Các giải pháp gắn với lâm nghiệp).

- Công trình khoa học đã công bố:

   + Luận văn Thạc sỹ: "Application of city water balance model to develop strategies for urban water management in Ha Noi capital, Vietnam", tại viện Unesco-IHE, Delft, Vương quốc Hà Lan.

   + Luận án Tiến sỹ: "Social Aspects of Forest and Nature Conservation in Vietnam", tại trường Đại học Radboud, Nijmegen, Vương quốc Hà Lan.

   + Bài báo khoa học nổi bật:

1. Ngoc T. B. Duong and Wouter T. de Groot (2018). Distributional risk in PES: Exploring the concept in the Payment for Environmental Forest Services program, Vietnam. Forest Policy and Economics (92): 22-32.

2. Ngoc T.B Duong and R.J.G. van den Born (2019). Thinking about nature in the East: an empirical investigation of visions of nature in Vietnam. Ecopsychology 11(1).

3. Ngoc T. B. Duong and Wouter T. de Groot (2020). The impact of payment for forest environmental services (PFES) on community-level forest management in Vietnam. Forest Policy and Economics (113): 102135.

4

- Họ và tên: TS. Vũ Văn Trường

- Năm sinh: 1980

- Ngạch công chức: Giảng viên

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

- Email: vantruongvu042003@gmail.com

- Môn giảng dạy:

   + Đại học:

   + Thạc sỹ:

   + Hướng dẫn tốt nghiệp: Hệ đại học, Hệ thạc sỹ.

- Hướng nghiên cứu chính:

   + Ứng dụng GIS và viễn thám trong QLTNMT & BĐKH.

- Công trình khoa học đã công bố:

   + Luận văn Thạc sỹ: "Ảnh hưởng của xói mòn đất đến một số mô hình canh tác tại xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La", tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

   + Luận án Tiến sỹ: "Ảnh hưởng của khai thác tổng hợp tới hệ sinh thái rừng thông có hệ thống kênh thoát nước", tại Trường Đại học Kỹ thuật Lâm nghiệp Saint-Petersburg, Liên bang Nga.

   + Bài báo khoa học nổi bật:

1. Vu Van Truong, Smirnov A.A, Smirnov A.П (2015). Tái sinh tự nhiên tại khu rừng thông khác tuổi có hệ thống kênh thoát nước, Tạp chí thông tin kỹ thuật và khoa học đất, (3): 28-35. (Ngôn ngữ: Tiếng Nga).

3. Smirnov A.P, Vu Van Truong, Potokin A.F, Smirnov A.A. (2016).Biến động của lớp phủ thực vật sau khai thác tổng hợp tại khu rừng thông khác tuổi có hệ thống kênh thoát nước. Tạp chí Thông tin Khoa học Trường Đại học Kỹ thuật Lâm nghiệp Saint-Petersburg, (216): 57-70.(Ngôn ngữ: Tiếng Nga).

2. Vu Van Truong, Smirnov A.P, (2017). Những kết quả của khai thác tổng hợp tại khu rừng thông có hệ thống kênh thoát nước, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về lâm nghiệp của Liên bang Nga, (1): 171-173. (Ngôn ngữ: Tiếng Nga).

5

- Họ và tên: Ths. NGUYỄN THỊ BÍCH HẢO

- Năm sinh: 1982

- Ngạch công chức: Giảng viên

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại:  0912.720.776

- Email: haontb@vnuf.edu.vn

- Môn giảng dạy:

   + Đại học: Khoa học môi trường đại cương; Giáo dục và truyền thông môi trường; Đạo đức môi trường; Công nghệ môi trường; Tiếng Anh chuyên ngành Khoa học môi trường; Dân số, tài nguyên và môi trường; Biến đổi khí hậu đại cương.

   + Hướng dẫn tốt nghiệp: Hệ đại học.

- Hướng nghiên cứu:

  • Thiết kế và thực hiện các hoạt động giáo dục và truyền thông môi trường;
  • Đánh giá vai trò của đạo đức môi trường trong việc thay đổi hành vi đối với môi trường;
  • Nghiên cứu các biện pháp xử lý chất thải.

- Công trình khoa học đã công bố:

  1. Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Bích Hảo, Nghiên cứu khả năng hấp thu khí Carbon Monoxitde của một số loài cây bản địa. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Lâm nghiệp, 2013, trang: 70-76.
  2. Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Bích Hảo,Bước đầu nghiên cứu thử nghiệm khả năng hấp thụ khí Toluen của một số loài cây bản địa. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 2013, trang: 97-102.
  3. Nguyễn Thị Bích Hảo, Đinh Thị Hương Thảo, Thái Thị Thúy An, Trần Thị Hương, Đặng Hoàng Vương,Tiềm năng du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2019, trang: 61 – 70.
  4. Phung Van Khoa, Bui Van Nang, Nguyen Thi Bich Hao, Study on gaseous formaldehyde removal capability of some native plant species in Vietnam.International journal for Chemical, Environmental and Pharmaceutical research, 2013, pg. 1–7.

- Giải thưởng về Khoa học và Công nghệ:

   Giải 3, Giải thưởng Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Việt Nam, 2014.

6

- Họ và tên: Ths. THÁI THỊ THÚY AN

- Ngày tháng năm sinh: 1991

- Ngạch công chức: Giảng viên

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại:  0349.733.960

- Email: thaithuyan0311@gmail.com

- Môn giảng dạy:

   + Đại học: Kỹ thuật xử lý nước thải; Kỹ thuật xử lý chất thải rắn; Quản lý chất thải nguy hại; Quản lý chất thải; Công nghệ môi trường; Khoa học môi trường đại cương.

   + Hướng dẫn tốt nghiệp: Hệ đại học.

- Hướng nghiên cứu:

   Đánh giá tác động môi trường của các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề;

   Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp sinh học trong bảo vệ môi trường;

   Đánh giá khả năng tiếp nhận của sông, suối, ao, hồ;

   Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt thông thường.

- Công trình khoa học đã công bố:

   + Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu xác định bụi nano trong không khí và một số đặc chưng hoá lý của chúng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.

   + Bài báo khoa học:

  1. Nguyễn Thị Bích Hảo, Thái Thị Thúy An và các cộng sự, Tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1, 2019, trang 61-70.
  2. Nguyen Thi Thu Thuy, Thai Thi Thuy An et.al, Seasonal variation of mass concentrations and cacbonaceous components of nanoparticles at a roadside location of Hanoi, Vietnam, Proceedings of International Conference on Environmental Engineering and Management for Sustainable Development. Hanoi, September 15, 2016. Bach Khoa Publishing House (ISBN: 978-604-95-0000-8), pg. 81-86.
  3. Thai Thi ThuyAn et.al, Using landsat imageries for particle pollution mapping in Hanoi city. Journal of Forestry Science and Technology, No 5, 2018, pg. 53-61.

7

- Họ và tên: Phí Thị Hải Ninh - NCS tại Úc

- Năm sinh: 1981

8

- Họ và tên: Lê Phú Tuấn - NCS tại Philippines và Nhật Bản

- Năm sinh: 1984

9

- Họ và tên: Đặng Hoàng Vương - Học viên Cao học tại Úc

- Năm sinh: 1991

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

     Hoạt động nghiên cứu khoa học là điểm mạnh nổi bật của cán bộ Bộ môn KTMT. Trong những năm qua các giảng viên Bộ môn đã xuất bản trên 20 bài báo quốc tế và 150 bài báo trong nước, 01 bằng sáng chế…Ngoài ra, giảng viên bộ môn chủ trì 01 đề tài cấp quốc gia (quỹ Nafosted), 15 đề tài cấp cơ sở trường Đại học Lâm nghiệp. Ngoài hoạt động NCKH, các hoạt động chuyên đề và semina với các chuyên gia trong và ngoài nước được duy trì và tổ chức thực hiện ngày càng tăng.

4. Hợp tác quốc tế

     5/9 (56%) giảng viên đã và đang được đào tạo tại các nước phát triển là một thế mạnh lớn cho các hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ môn. Các hoạt động chủ yếu hiện nay là giao lưu và mời các giảng viên nước ngoài chia sẻ các nghiên cứu của họ, phối hợp viết các đề xuất nghiên cứu (như Đại học Chungnam, Hàn Quốc; Đại học Goettingen, Đức,…).

5. Thông tin liên hệ

     - Bộ môn Kỹ thuật Môi trường – Cơ sở chính Đại học Lâm nghiệp.

     - Văn phòng: Tầng 1, nhà T4, Cơ sở chính Đại học Lâm Nghiệp.

     - Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội.

     - Điện thoại: 0912.994.159 (Cô Trần Thị Hương - Phó trưởng Bộ môn).


Chia sẻ

Tin nổi bật