Lịch sử và Thành tích

29 tháng 8, 2020

LỊCH SỬ  VÀ THÀNH TÍCH KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

(Faculty of Forest resource and Environmental management)

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 551/TCLĐ, ngày 24/08/1995 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với tên tiền thân là Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng được thành lập với gần 20 cán bộ thuộc 4 bộ môn: Bảo vệ thực vật rừng, Thực vật rừng, Động vật rừng và Quản lý môi trường. Ban Chủ nhiệm Khoa đầu tiên bao gồm: GS.TS. Trần Văn Mão (Chủ nhiệm khoa), PGS.TS. Phạm Nhật (Phó chủ nhiệm khoa) đã từng bước lãnh đạo tập thể Khoa xây dựng, củng cố đội ngũ và phát triển chương trình đào tạo.

Ban Chủ nhiệm Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng giai đoạn 1995 – 2000

Năm 2002, Khoa tiếp nhận thêm bộ môn Hóa học - Một lực lượng cán bộ quan trọng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về quản lý tài nguyên, quản lý môi trường. Trong 6 năm đầu, Khoa đào tạo 2 chuyên ngành chính: Quản lý tài nguyên rừng và Bảo vệ thực vật. Bốn năm tiếp theo chương trình đào tạo, Khoa đã được bổ sung thêm 3 chuyên ngành mới: Quản lý môi trường, Du lịch sinh thái và Lâm sản ngoài gỗ.

Sự lớn mạnh của khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng gắn liền với những định hướng chiến lược mà Khoa đã đề ra trong thời kỳ 2000 - 2005. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ và Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là PGS.TS. Phạm Nhật và GS.TS. Vương Văn Quỳnh, vấn đề quản lý môi trường đã được sự quan tâm chú ý đặc biệt trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khoa đã mở rộng định hướng đào tạo từ quản lý tài nguyên rừng sang quản lý tài nguyên rừng và môi trường. Trên cơ sở đó, Khoa đổi tên mới như hiện nay: Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường (QLTNR&MT). Định hướng đào tạo của Khoa thêm khẳng định khi được giao nhiệm vụ đào tạo ngành Khoa học môi trường từ năm học 2004 - 2005.

Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng giai đoạn 2000 - 2004

Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng giai đoạn 2005 - 2006

Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2013

Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng giai đoạn 2014 - 2016

                                                                                        

Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng giai đoạn 2016 – 6/2020

                                                                                          

Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng giai đoạn 6/2020 đến nay

Hiện nay, Khoa QLTNR&MT có 06 bộ môn: Thực vật rừng, Động vật rừng, Bảo vệ thực vật rừng, Quản lý môi trường, Kỹ thuật môi trường, Hóa học và 02 trung tâm: Trung tâm Phân tích môi trường & Ứng dụng công nghệ địa không gian, Trung tâm Đa dạng sinh học & Quản lý rừng bền vững.

Từ lúc có một ngành học, đến năm 2014, khoa QLTNR&MT đã tổ chức đào tạo ba ngành học, gồm: ngành Quản lý tài nguyên rừng (từ năm 1995), ngành Khoa học môi trường (từ năm 2004), ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (từ năm 2010). Đây là những ngành học thu hút được nhiều sinh viên khá giỏi vào học, đã góp phần đáng kể vào việc tăng quy mô đào tạo.

Từ năm 2015 đến 2020, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường đã mở mới 02 ngành bậc đại học (Bảo vệ thực vật, Du lịch sinh thái), 02 ngành bậc thạc sỹ (Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên và Môi trường).

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Khoa QLTNR&MT đã và đang tập trung đào tạo các ngành học ưu thế về quản lý tài nguyên rừng, quản lý môi trường, du lịch sinh thái và thu hút được nhiều sinh viên khá giỏi vào học tập ở các chương trình tiên tiến, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý tài nguyên và môi trường. Hiện nay, Khoa đang thực hiện đào tạo 7 chuyên ngành bậc Đại học, 3 chuyên ngành bậc Thạc sĩ và 01 chuyên ngành bậc Tiến sĩ. Các ngành đào tạo của Khoa phù hợp với nhu cầu của xã hội - Đây vừa là lợi thế, vừa là trọng trách của Khoa trong việc đào tạo và phát triển nguồn lực cho đất nước.

Bậc Đại học:

- Ngành Quản lý tài nguyên rừng

- Ngành Du lịch sinh thái

- Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

- Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình tiên tiến, đào tạo bằng tiếng Anh)

- Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình chuẩn, đào tạo bằng tiếng Việt)

- Ngành Khoa học môi trường

- Ngành Bảo vệ thực vật

Bậc Thạc sỹ:

- Ngành Quản lý tài nguyên rừng

- Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

- Ngành Khoa học môi trường

Bậc Tiến sỹ:

- Ngành Quản lý tài nguyên rừng.

Tờ rơi giới thiệu ngành nghề đào tạo Khoa QLTNR&MT

Ngoài ra, Khoa QLTNR&MT là một trong những đơn vị đi đầu ở Trường Đại học Lâm nghiệp trong việc xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo. Đến nay, việc đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao vị thế của ngành học đã và đang được thực hiện tốt. Đầu năm 2020, Khoa QLTNR&MT vinh dự được nhận Giấy chứng nhận Kiểm định chương trình đào tạo do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá cao nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Khoa QLTNR&MT đạt xuất sắc chất lượng đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng với số điểm cao nhất tính đến hiện nay

2. Thành tích đạt được

2.1. Hoạt động đào tạo

Tính đến năm 2019, Khoa QLTNR&MT đã đào tạo được 6.894 kỹ sư và cử nhân; 654 thạc sĩ và 31 Nghiên cứu sinh. Với vai trò đào tạo nhân lực phục vụ cho nhu cầu của đất nước trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên và môi trường, khoa học môi trường, du lịch sinh thái, Ban lãnh đạo và nhân viên của Khoa qua các thế hệ đã nỗ lực làm việc đáp ứng nhân lực có chất lượng cho xã hội và cống hiến vào sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam và trên thế giới.

Kết quả thống kế kết quả đào tạo của Khoa QLTNR&MT đến năm 2019

Ngoài ra, Khoa QLTNR&MT đã quan tâm đến hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Duy trì hợp tác đào tạo, trao đổi học viên, tình nguyện viên với cơ sở đào tạo tại Đức, Nhật Bản, Lào.

Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường đã tham gia tích cực vào công tác quảng bá tuyển sinh các hệ đào tạo, có 01 cá nhân được nhận giấy khen của nhà trường về thành tích xuất sắc trong công tác quảng bá tuyển sinh năm 2019.

2.2. Hoạt động khoa học, công nghệ

Trong những năm qua, thầy và trò của Khoa QLTNR&MT đã nỗ lực nghiên cứu, trau rồi kiến thức, sáng tạo và tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ cần thiết cho xã hội.

Tập thể cán bộ viên chức, lao động hợp đồng trong Khoa đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học: mỗi năm học, toàn Khoa thực hiện được từ 6.500 - 8000 giờ nghiên cứu khoa học, trên định mức khoảng 4000 giờ, tỷ lệ vượt giờ nghiên cứu khoa học trên 85%.

Trong 5 năm (2015-2020), Khoa QLTNR&MT đã chủ trì và tham gia 04 đề tài cấp Nhà nước; 6 đề tài cấp Bộ và tương đương. Mỗi năm thực hiện khoảng 10 đề tài cấp cơ sở; 20 buổi sinh hoạt học thuật cấp Bộ môn, cấp Khoa; công bố 40 đến 45 bài báo trong nước và quốc tế, nghiệm thu 2 đến 5 bài giảng và tài liệu tham khảo, hướng dẫn 20 nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên và khởi nghiệp sinh viên. Với những thành tích đã đạt được, tập thể Khoa đã liên tục được vinh dự nhận giấy khen của Nhà trường vì có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học.

Kết quả hoạt động khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên Khoa QLTNR&MT

giai đoạn từ năm 2014 – 2019

Trong công tác hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên: Tính từ năm 2014 đến 2019, sinh viên trong toàn Khoa đã thực hiện được 161 đề tài nghiên cứu khoa học (bình quân 30 đề tài/năm). Không chỉ là đơn vị có số lượng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên nhiều nhất trường mà các đề tài có chất lượng tốt, được đánh giá cao, trong đó có 2 đề tài đạt giải thưởng khoa học cấp quốc gia và 20 đề tài đạt giải thưởng khoa học cấp trường.

Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến năm 2019

2.3. Khen thưởng

Với những thành tích xuất sắc đạt được, Khoa QLTNR&MT đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua, huân chương, bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác.

a. Tập thể:

- 01 Huân chương Lao động hạng ba;

- 03 Bằng khen của Bộ NN&PTNT; 

- 03 Bằng khen BCH Công đoàn NN&PTNT;

- 01 Bằng khen của Bộ NN&PTNT về công tác hoạt động 5 năm (2005 – 2009);

- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

- 01 Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2010

Một số danh hiệu thi đua của Khoa QLTNR&MT từ năm 2014 đến nay

Năm học

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2014 - 2015

 

Tập thể Lao động xuất sắc

Số 1806/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 20/10/2015 của

Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp

2015 - 2016

 

Tập thể Lao động tiên tiến

Số 2824/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 05/10/2016 của

Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp

2016 - 2017

 

Tập thể Lao động xuất sắc

Số 1421/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 9/8/2017 của

Hiệu Trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp

2017 - 2018

 

Tập thể Lao động xuất sắc

Số 1879/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 5/9/2018 của

Hiệu Trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp

2018 - 2018

 

Tập thể lao động xuất sắc

Số 1502/QĐ-ĐHLN-TCCB, ngày 26/7/2019 của

Hiệu Trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp

 

Một số khen thưởng từ cấp Thành phố trở lên

Năm

Hình thức

 khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

2016

Bằng khen

Số 4656/QĐ-BNN-TCCB, ngày 11/11/2019 của

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2019

Bằng khen

Số 4375/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15/11/2019 của

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2019

Bằng khen

Số 216/QĐ-CĐN, ngày 5/9/2019 Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 

b. Cá nhân:

          - 06 Nhà giáo ưu tú;

          - 02 Huân chương lao động Hạng ba.

Những phần thưởng cao quý này là nguồn động lực quan trọng để khoa tiếp tục những bước tiến mạnh mẽ, lập nhiều thành tích mới, góp phần vào sự phát triển chung của Trường Đại học Lâm nghiệp và của ngành Lâm nghiệp nước nhà.

MỘT SỐ GIẤY KHEN CỦA KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG TỪ 2001 ĐẾN NAY


Chia sẻ

Tin nổi bật

3

Bản quyền: Trường Đại học Lâm nghiệp
Thiết kế bởi TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIETTEL 3

Số lượt truy cập
29274949
Online
675