Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

LLKH BM Hoa hoc LLKH BM Hoa hoc

TS. Vũ Huy Định

17 tháng 8, 2020
Giảng viên chính; Trưởng Bộ môn Hoá học; Số điện thoại: 0985910858; Email: vuhuydinh@vnuf.edu.vn; vuhuydinh@gmail.com

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: TS. VŨ HUY ĐỊNH              

Chức vụ: Trưởng Bộ môn, Giảng viên chính

Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp

Số điện thoại: 0985910858

Email: vuhuydinh@vnuf.edu.vn; vuhuydinh@gmail.com

Orcid : 0000-0003-1630-2188

2. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới ứng dụng xử lý môi trường; Nghiên cứu phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu cơ; Nghiên cứu phương pháp xử lý và phân tích môi trường; Chiết tách và phân tích cấu trúc các hợp chất thiên nhiên; Nghiên cứu biến tính polymer ứng dụng trong sản xuất đồ gỗ.

3. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đặng Thị Thúy Hạt, Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thị Phương, Đặng Thế Anh, Nguyễn Vân Hương, Nguyễn Thị Yến, Vũ Huy Định; Nghiên cứu hàm lượng chất dinh dưỡng trong một số loại rau củ sau sấy. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022(1), 75-81, 2022. https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.1.075-081

2. Hoang-Van Tran, Huy-Dinh Vu, Jérôme Graton, Denis Jacquemin, Jacques Renault, Philippe Uriac; Synthesis of heterocyclic enamine-zinc complexes as precursors of stereocontrolled substitution of nitrogen α-position, Tetrahedron Letters, Volume 61, Issue 44, Pages 152405, September 2020. DOI: 10.1016/j.tetlet.2020.152405

3Huy-Dinh Vu, Jacques Renault, Thierry Roisnel, Philippe Uriac; Chirality in gold(III) homodimeric complexes, Tetrahedron Letters, Volume 61, Issue 39, Pages 152323, September 2020. DOI: 10.1016/j.tetlet.2020.152323

4. Vũ Huy Định, Đặng Thị Thơm, Đặng Thế Anh, Nghiên cứu sử dụng đá ong biến tính trong quá trình Fenton dị thể để xử lý chất nhuộm màu, Science & Technology Development Journal - Science of The Earth & Environment, 3(2), 56-65, 2019. DOI:10.32508/stdjsee.v3i2.465

5. Vũ Huy Định, Đặng Thị Thuý Hạt, Nguyễn Vân Hương, Phạm Hải Nam, Đánh giá chất lượng nước suối Nậm La, tỉnh Sơn LaJournal of Forest Science and Technology, Volume 2019, Issue 4, pages 90-98, 2019.

6. Vũ Huy Định, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Thị Thanh Thuỷ, Đặng Thế Anh, Nghiên cứu biến tính một số vật liệu tự nhiên sử dụng cho quá trình Fenton dị thể, phân hủy phẩm màu hữu cơ, Journal of Forest Science and Technology, Volume 2018, Issue 4, pages 58-65,2018. 

7. Huy-Dinh Vu, Christelle Bouvry, Jacques Renault, Arnaud Bondon, Fabian Lambert, Thierry Roisnel, Philippe Uriac, Reactivity of 5-alkynyl-3,4-dihydro-2H-pyrroles with Au(III): Route to vinylgold(III) complexes, aurocycles by cyclisation of these complexes and ML complexes, Journal of Organometallic Chemistry, Volume 2019, Issue 897, pages 228-235, 2019. DOI:10.1016/j.jorganchem.2019.07.014

8. Huy-Dinh Vu, Jacques Renault, Thierry Roisnel, Nicolas Gouault, Philippe Uriac, Synthesis of 3-substituted indolizidines from amino-ynones derivatives, Tetrahedron Letters, Volume 57, Issues 27–28,  Pages 3036–3038, July 2016. DOI: 10.1016/j.tetlet.2016.05.108

9Huy-Dinh Vu, Jacques Renault, Thierry Roisnel, Clémence Robert, Philippe Jéhan, Nicolas Gouault, Philippe Uriac, Reactivity of N-Boc-Protected Amino-Ynones in the Presence of Zinc Chloride: Formation of Acetylenic Cyclic Imines and Their Palladium Complexes, European Journal of Organic Chemistry, Volume 2015, Issue 22, August 2015, Pages 4868–4875, 2015. DOI: 10.1002/ejoc.201500569

10. Huy-Dinh Vu, Jacques Renault, Thierry Roisnel, Nicolas Gouault, Philippe Uriac Methanesulfonic Acid Mediated Cyclization and Meyer-Schuster Rearrangement of γ-Amino-ynones: Access to Enantiopure Pyrrolidine Exocyclic Vinylogous Amides, European Journal of Organic Chemistry, Volume 2014, Issue 21, July 2014, Pages 4506–4514. DOI: 10.1002/ejoc.201402336 

11. Huy-Dinh Vu, Jacques Renault, Loïc Toupet, Philippe Uriac, Nicolas Gouault From Aspartic Acid to Dihydropyridone 2-Carboxylates: Access to Enantiopure 6-Substituted 4-Oxo and 4-Hydroxypipecolic Acid Derivatives, European Journal of Organic Chemistry, Volume 2013, Issue 29, October 2013, Pages 6677–6686. DOI:10.1002/ejoc.201300812.


Chia sẻ