CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ VỀ RỪNG (21/3/2013- 21/3/2021)
26 tháng 3, 2021Ngày Quốc tế về Rừng, viết tắt là IDF (International Day of Forests) là ngày 21 tháng Ba, là ngày hành động quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 28/11/2012.
Ngày Quốc tế về rừng năm 2021: Phục hồi rừng – con đường phát triển kinh tế và sức khỏe (Nguồn: Báo tuổi trẻ thủ đô)
Ý nghĩa của Ngày Quốc tế về rừng:
Mỗi năm thế giới có hơn 13 triệu ha rừng bị mất, một khu vực rộng bằng cỡ nước Anh. Khi rừng mất đi, thì các loài thực vật và động vật trong quần thể đó cũng theo nhau mất đi. Rừng chứa 80% tất cả các đa dạng sinh học trên cạn.
Và điểm quan trọng nhất, rừng đóng vai trò hấp thụ khí CO2, trả lại oxy cho sinh giới cũng như giảm hiệu ứng nhà kính do tích tụ CO2 là yếu tố gây ra sự nóng lên toàn cầu.
Hiện nay, rừng còn bao phủ trên 30% diện tích đất trên thế giới và có hơn 60.000 loài cây. Rừng cung cấp thực phẩm, chất xơ, nước và thuốc men cho khoảng 1,6 tỷ người nghèo nhất thế giới, bao gồm cả người dân bản địa với các nền văn hóa độc đáo.
Giữ những gì còn lại là mục tiêu cấp thiết để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Hàng năm, các sự kiện khác nhau cử hành và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng, và cây rừng, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Các nước được khuyến khích thực hiện các nỗ lực để tổ chức các hoạt động địa phương, quốc gia và quốc tế liên quan đến rừng và cây, chẳng hạn như các chiến dịch trồng cây vào Ngày Quốc tế về Rừng.
Ngày 16/3/2021 vừa qua, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nguyễn Xuân Cường phát động "Tết trồng cây" và hưởng ứng chương trình "Trồng 1 tỉ cây xanh vì một Việt Nam xanh" Giai đoạn 2021 – 2025 tại trường Đại học Lâm nghiệp.
Bộ trưởng và Lãnh đạo trường Đại Học Lâm Nghiệp trong buổi lễ phát động "Tết trồng cây"
Mặc dù rừng mang lại cho chúng ta những lợi ích không thể đo lường được về mặt sinh thái, kinh tế, xã hội và sức khỏe nhưng nạn phá rừng trên toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động.
Vì vậy, tất cả mọi người cần phải hành động một cách có trách nhiệm và truyền bá ý thức về tầm quan trọng của việc cứu rừng./.
Tin nổi bật
- TRUNG TÂM PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỊA KHÔNG GIAN
12 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Lê Văn Vương
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Nguyễn Thị Ngọc Bích
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Nguyễn Thị Điểm
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Đỗ Thị Thu Phúc
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Phan Đức Lê
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Bùi Văn Năng
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Lê Bảo Thanh
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Nguyễn Vân Hương
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học -Trần Thị Thanh Thuỷ
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Vũ Huy Định
10 tháng 8, 2024
- Lý lịch Khoa học - Trịnh Văn Thành
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Trần Thị Tú Dược
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Phan Văn Dũng
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Phan Đức Linh
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Nguyễn Đắc Mạnh
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học - Nguyễn Văn Lý
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học-Bùi Xuân Trường
9 tháng 8, 2024
- Lý lịch khoa học Bùi Đình Đức
9 tháng 8, 2024
- “XẾP SÁCH NGHỆ THUẬT” – NÉT ĐẸP VĂN HÓA ĐỌC TẠI THƯ VIỆN VNUF
27 tháng 5, 2024