Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

LLKH Trung tam DDSH&QLRBV LLKH Trung tam DDSH&QLRBV

KS. Bùi Xuân Trường

17 tháng 8, 2020
Kỹ sư Hướng dẫn thực hành; Số điện thoại: 0905041102; Email: truongfuv88@gmail.com

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: Bùi Xuân Trường  Giới tính: Nam

Năm sinh: 1988

Ngạch giảng viên: Kỹ sư HDTH

Học vị: Kỹ sư

Ngoại Ngữ: Tiếng anh

Đơn vị công tác: Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững

Số điện thoại: 0905041102

Email: truongfuv88@gmail.com

2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  • 2010, Kỹ sư, Quản lý tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • 3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC   
  •  2011 - 2017: Hướng dẫn thực hành, Trung tâm thí nghiệm thực hành, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp.
  • Từ 2017 đến nay: Hướng dẫn thực hành, Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường,Trường Đại học Lâm nghiệp.

4. LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

  • Đại học

Hướng dẫn thực hành các môn học: Côn trùng học, Sâu hại cây đô thị, tài nguyên sinh vật, Côn trùng có ích, Quản lý dịch hại tổng hợp, Bảo vệ thực vật.

5. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

            Các loài côn trùng thiên địch, dịch hại tổng hợp.

6. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA[1]

6.1. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

  • Cấp Cơ sở

1. Nghiên cứu đặc điểm một số loài bướm ngày (Rhopalocera) tại khu vực Núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp phục vụ công tác gây nuôi, Đề tài cấp Trường ĐHLN, Năm 2017

7. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

7.1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC[2]

A. Trong nước

1. Le Bao Thanh, Bui Xuan Truong,Initial data on the composition of ants (Hymenoptera: Formicidae) in Thuong Tien nature reseve, Hoa Binh province. Journal of Forestry science and technology. Year 2016.

2. Lê Bảo Thanh, Hoàng Thị Hằng, Bùi Xuân Trường, Hoàng Văn Thập, Kết quả nghiên cứu thành phần bướm ngày (Lepidoptera, Rhopalocera) tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng, Tạp chí Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, số 6, 2018.

[1] Đề tài/ Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì và tham gia: Kê khai theo theo mẫu: đề tài sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm bắt đầu thực hiện (Cấp Quốc Gia/cấp Bộ/cấp tỉnh, thành phố/cơ sở).

[2] Bài báo, báo cáo khoa học:  Kê khai theo mẫu; In đậm tên người khai LLKH, bài báo sắp xếp theo trật tự thời gian tăng dần theo năm công bố; Sắp xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu rồi đến các ngôn ngữ khác


Chia sẻ