Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT RỪNG THAM DỰ HỘI NGHỊ CÔN TRÙNG HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 10

2 tháng 11, 2020

Sáng ngày 22/10/2020, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình và Hội Côn trùng học Việt Nam tổ chức Hội nghị Côn trùng học Quốc Gia lần thứ 10 tại Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Hội nghị Côn trùng học Quốc gia là hoạt động thường niên được tổ chức 3 năm một lần bởi Hội Côn trùng học Việt Nam. Đây là nơi để các nhà khoa học trong lĩnh vực côn trùng gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ các vấn đề khoa học chuyên môn, những thông tin khoa học mới nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh của ngành côn trùng học Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Đến tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các Hội Khoa học kỹ thuật và nhiều cơ quan, tổ chức khác: GS.TS. Lê Trần Bình, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam; GS.TS. Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hội các ngành Sinh học Việt Nam; GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới; GS.TS. Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam; GS.TS. Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam; GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh, Chủ tịch Hội Sinh thái đất Việt Nam.

Bộ môn BVTVR tham gia hội nghị lần này với 01 báo cáo khoa học:

"Thay đổi cấu trúc quần xã bọ hung tộc Coprini theo các mức độ tác động đến sinh cảnh trong hệ sinh thái núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Piaoắc của TS. Bùi Văn Bắc".

GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – Bộ môn BVTVR, thành viên ban tổ chức

Thành viên bộ môn BVTVR tham dự hội nghị

Tổng kết hội nghị, GS.TSKH. Vũ Quang Côn thay mặt Đoàn Chủ tịch đã cảm ơn các ý kiến đóng góp, phát biểu của các khách mời, đồng thời điều khiển chương trình hội nghị chia về các tiểu ban gồm: Tiểu ban Côn trùng học đại cương; Tiểu ban Côn trùng Nông – Lâm nghiệp và Tiểu ban Côn trùng Y học và Côn trùng Xã hội.


Chia sẻ