Web Content Display Web Content Display

1. Sứ mệnh

     Đảm nhiệm trọng trách hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâm nghiệp bền vững của đất nước; Giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Tầm nhìn

     Trở thành đơn vị đào tạo đa ngành có uy tín; tiếp cận chuẩn quốc tế và phát huy vị thế hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

3. Mục tiêu chiến lược

Phát triển mô hình đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập, thực hiện cơ chế tự chủ, tiến tới hoàn toàn tự chủ vào năm 2025; tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế hàng đầu của cả nước về quản lý tài nguyên rừng, trở thành đơn vị theo định hướng nghiên cứu và đạt chuẩn khu vực về lâm nghiệp vào năm 2030; giữ vững và từng bước nâng cao vị thế và danh tiếng của các nhóm ngành thế mạnh về tài nguyên và môi trường.

4. Định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới

  • Giữ vững vị trí đầu ngành trong nước và vươn tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
  • Đẩy mạnh phát triển theo cơ chế tự chủ, tự quản và tự giải trình;
  • Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phát triển đào tạo theo hướng đa loại hình, đa bậc và đa cấp độ, đổi mới căn bản nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính bền vững lâu dài;
  • Không ngừng phát triển các ngành mới trên cơ sở phát huy truyền thống và thế mạnh của Khoa QLTNR&MT.

5. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Vượt trội: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng dạy và học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tốt nhất; không ngừng cải tiến, đổi mới, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, chất lượng vượt trội, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Khoa QLTNR&MT.

Tôn trọng - Chia sẻ: Tôn trọng người học và người lao động, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng ý tưởng mới và luôn khuyến khích sự sáng tạo, trân trọng lựa chọn chính đáng của mỗi cá nhân; luôn đề cao chuẩn mực và trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phục vụ và dịch vụ tốt nhất cho mỗi người, cho cộng đồng và cho xã hội; luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tri thức, tình cảm, kinh nghiệm và đồng hành cùng với người học để cùng vươn tới tầm cao.

Truyền thống - Hội nhập: Giữ vững và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của một đơn vị có bề dày thành tích; không ngừng củng cố và hoàn thiện nhằm tạo dựng môi trường học thuật thân thiện, bình đẳng, trong sáng, hội nhập, hướng chuẩn khu vực và quốc tế.

Đa dạng - Bền vững: Kiên định phát triển đào tạo và nghiên cứu theo hướng đa ngành, đa tầng, đa cấp độ và đa loại hình; trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thích ứng với sự đa dạng về môi trường và điều kiện làm việc, có thể tự tin và thành công trong một thế giới luôn biến đổi; đảm bảo tính đa dạng và bền vững về các sản phẩm khoa học – công nghệ, góp phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của xã hội.

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện

Nghiên cứu sinh Dương Trung Hiếu bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ

27 tháng 11, 2020

Sáng ngày 16/11/2020, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Dương Trung Hiếu, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, mã số 9620211. NCS hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Trong thời gian đào tạo tại trường, NCS sinh hoạt chuyên môn tại Bộ môn Thực vật rừng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường.

Hội đồng chấm luận án NCS

Hội đồng đánh giá luận án có mặt 07/07 thành viên theo quyết định số: 1803/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:

TT

Họ và tên
Thành viên Hội đồng

Chức trách trong
Hội đồng

Đơn vị công tác

1

PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn

Chủ tịch HĐ

Trường Đại học Lâm nghiệp

2

PGS.TS. Vũ Quang Nam

Thư ký

Trường Đại học Lâm nghiệp

3

PGS.TS. Trần Ngọc Hải

Phản biện 1

Trường Đại học Lâm nghiệp

4

PGS.TS Trần Minh Hợi

Phản biện 2

Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật

5

TS. Nguyễn Quốc Dựng

Phản biện 3

Viện Điều tra quy hoạch rừng

6

TS. Đỗ Thị Xuyến

Uỷ viên

Đại học Quốc gia Hà Nội

7

TS. Lê Viết Lâm

Uỷ viên

Bộ Khoa học công nghệ

 

Tên đề tài luận án "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh". Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Hoàng Văn Sâm.

Sau khi nghe Nghiên cứu sinh Dương Trung Hiếu trình bày tóm tắt kết quả luận án, 03 Uỷ viên Phản biện đã đọc bản nhận xét đánh giá Luận án. Tiếp sau đó, Thư ký Hội đồng đã đọc Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.

Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng; mã số 9620211, với số phiếu tán thành là 07/07. Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng – PGS. TS. Phạm Xuân Hoàn đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn. Hội đồng đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cấp bằng tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng cho NCS Dương Trung Hiếu.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

 Về mặt học thuật: Cung cấp dữ liệu khoa học về đa dạng sinh học thực vật và quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

 Về mặt lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

 Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

Đánh giá được tính đa dạng, chỉ số đa dạng sinh học và đặc điểm của hệ thực vật, thảm thực vật tại khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng với 10 kiểu thảm thực vật ở 2 đai khí hậu.

Xây dựng danh lục thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng với 1246 loài thuộc 688 chi, 180 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Bổ sung 01 loài thực vật mới cho hệ thực vật Việt Nam là Dó vân nam (Aquilaria yunnanensis S. C. Huang), thuộc Họ Trầm (Thymelaeaceae); bổ sung 218 loài, 71 chi, 12 họ mới cho hệ thực vật khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án

PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn – Chủ tich Hội đồng điều hành buổi bảo vệ

Nghiên cứu sinh Dương Trung Hiếu bảo vệ luận án trước Hội đồng

PGS. TS Trần Ngọc Hải phản biện 1

PGS. TS Trần Minh Hợi phản biện 2

TS. Đỗ Thị Xuyến, thành viên Hội đồng nhận xét và góp ý cho luận áncủa NCS

PGS.TS. Vũ Quang Nam – Thư ký hội đồng đọc bản nhận xét của các nhà nghiên cứu khoa học

GS.TS Hoàng Văn Sâm phát biểu chúc mừng NCS

TS. Nguyễn Sỹ Hà – Chủ tich Công đoàn Trường, đại diện đơn vị đào tạo phát biểu và tặng hoa chúc mừng NCS

ThS. Nguyễn Ngọc Thụy – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc tặng hoa chúc mừng NCS

NCS chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án

Toàn cảnh Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ của NCS Dương Trung Hiếu

Người đưa tin: Tạ Thị Nữ Hoàng


Chia sẻ