TS. Nguyễn Thị Thanh An

17 tháng 8, 2020
Giảng viên; Số điện thoại: 0832980117; Email: anntt@vnuf.edu.vn

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh An  Giới tính: Nữ

Năm sinh:06/03/1974

Ngạch giảng viên: V.07.01.03.288

Chức vụ: Không

Học vị: Tiến Sỹ

Học hàm: Không

Ngoại Ngữ: Tiếng Anh

Đơn vị công tác Bộ môn: Quản lý Môi Trường

Khoa: Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường

Số điện thoại: 0832980117 

Email: anntt@vnuf.edu.vn

2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

(Năm tốt nghiệp, bậc đào tạo, chuyên ngành, nơi đào tạo)

  •  1995, Kỹ sư, Lâm Sinh tổng hợp, Trường Đại học Lâm nghiệp
  •  1997, Thạc sỹ, Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • 1999, Cử nhân, Anh văn, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • 2007, Thạc sỹ, Nghiên cứu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Đại học tổng hợp Queensland
  • 2015, Tiến sỹ, Khoa học - Quản lý môi trường, chính sách và hành chính, Đại học tổng hợp Queensland

3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

      (Thời gian, vị trí công tác, lĩnh vực chuyên môn, đơn vị)

  • 1/1997 - 10/2017: Giảng Viên, Khoa Lâm học, trường Đại học lâm nghiệp nghiệp Việt Nam
  • Từ 10/2017 đến nay: Giảng viên, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường,Trường Đại học Lâm nghiệp

4. LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

  • Đại học

Quản lý hệ sinh thái tổng hợp

Tiếp cận hệ thống trong quản lý môi trường

Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý tài nguyên thiên nhiên

Lịch sử quản lý rừng bền vững

Khía cạnh kỹ thuật trong quản lý rừng bền vững

Thống kê môi trường

  • Sau Đại học

Quản lý các hệ sinh thái

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Quản lý môi trường

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

5. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU (Ghi lĩnh vực nghiên cứu, hướng nghiên cứu)

Quản lý rừng bền vững, nghiên cứu tính tự thích ứng của các hệ sinh thái (ecosystem resilience), du lịch sinh thái, quản lý môi trường, khía cạnh xã hội trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

6. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA[1]

 (Trật tự trình bày Đề tài/Chương trình/dự án/nghiệm vụ KH&CN: tên đề tài/dự án /nhiệm vụ, đề tài cấp quản lý, mã số (nếu có), năm bắt đầu đến năm kết thúc)

6.1. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

  • Cấp Quốc gia (Nhà nước/Quỹ Nafosted/Nghị định thư)
  • Cấp Bộ
  • Cấp Tỉnh/Thành phố
  1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa di dân tự do và suy thoái môi trường: Trường hợp nghiên cứu huyện Quang Uyên, Tỉnh Cao Bằng, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Hà Nội, 2005
  2. Đề án cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung,  Đề tài cấp tỉnh, 2018
  3. Đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển các mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đề tài cấp tỉnh, 2018.
  • Cấp Cơ sở

1. Đề xuất bộ tiêu chí và chỉ số trong giám sát du lịch sinh thái bền vững khu vực Đăk Nông bằng phương pháp Delphi, 2019

6.2. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN tham gia

  • Cấp Quốc gia (Nhà nước/Quỹ Nafosted/Nghị định thư)
  • Cấp Bộ
  1. Lập biểu sản lượng rừng luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) tại khu vực Thanh Hóa – Việt Nam, 2004
  • Cấp Tỉnh/Thành phố
  1. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và giám sát lửa rừng trên địa bàn TP Hà Nội, 2019.
  2. Thiết lập thí điểm hệ thống tuần tra, giám sát lửa rừng, sự thay đổi rừng và đất lâm nghiệp cấp huyện- Tại huyện Mường Nhé – Điện Biên, 2019.
  3. Đánh giá thực trạng và đề xuất phương án quy hoạch, thiết kế kỹ thuật trồng cây phân tán đa tác dụng trong khu vực thành phố Hà Nội, 2019.
  4. Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, giám sát sự thay đổi rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị, 2020.
  5. Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát sự thay đổi diện tích rừng và đất lâm nghiệp bằng công nghệ viễn thám, phục vụ phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Bắc Giang, 2020.
  • Cấp Cơ sở

 

7. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

7.1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC[2]

A. Trong nước

(Tên tác giả /các tác giả, tên bài viết, tên tạp chí, tập, (số), năm công bố)

1. Nguyễn Thị Thanh An, Biểu trọng lượng Luồng trồng tại Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tập 9, số 33, trang 1177-1180, 2003.

2. Nguyễn Thị Thanh An, Ứng dụng khung lý thuyết hệ thống sinh thái xã hội nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn hướng tới người dân tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà – Hải Phòng, Kỷ yếu hội thảo Câu lạc bộ kho học công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 47 với chủ đề "Các trường Đại học với sự phát triển bền vững các vùng sinh quyển", Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.

3. Nguyễn Thị Thanh An, Phí Đăng Sơn, Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số giám sát du lịch sinh thái bền vững: Trường hợp nghiên cứu ứng dụng phương pháp Delphi cho vùng Đắk Nông, Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp,  số 4, trang 74-81, 2019.

4. Phùng Văn Khoa, Nguyễn Quốc Hiệu, Nguyễn Thị Thanh An, Phí Đăng Sơn, Phạm Văn Duẩn, Sử dụng chỉ số thực vật NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) để xác định nhanh một số trạng thái rừng ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam, Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp số 5, trang 81-89, 2019.

5. Nguyễn Thị Thanh An, Nguyễn Ngọc Bình, Phí Đăng Sơn, Đánh giá rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất cam tại huyện Cao Phong – tỉnh  Hòa Bình, Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp số  6, trang 47-56, 2019.

B. Quốc tế

Nguyen Thi Thanh An, "Changes in the Nature of the Cat Ba Forest Social Ecological Systems, Vietnam" National University of Forestry - Poster presentation -First International KLASICA Case Study Symposium, November 2016, National Taiwan University.

Nguyen Thi Thanh An, Assessing the impact of pesticides on humans and the environment in orange cultivation in Kim Boi district, Hoa Binh province, Vietnam, - case study presentation - Gender and Environmental Sustainability in the Asia Pacific Region, UNITAR CIFAL Jeju, Jeju-do, Republic of Korea, 2019.

7.2. SÁCH [3]

(Tên tác giả/các tác giả, Tên sách in nghiêng, lần xuất bản (nếu không phải lần đầu). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Năm)

  •  Giáo trình
  • Sách chuyên khảo/sách tham khảo

A.T.T. NGUYEN, C. JACOBSON, H. ROSS, Changes in the nature of the Cat Ba forest social ecological systems, Chapter 11 - Redefining Diversity and Dynamic of Natural Resources Management in Asia, Volume 2. 1st Edition Upland Natural Resources and Social Ecological Systems in Northern Vietnam, Elsevier ISBN: 978-0-12-805453-6, 2017

 


Chia sẻ